Axit dạ dày: Tổng quan vai trò và tình trạng dư,thiếu dịch axit

4.9/5 - (8 bình chọn)

Axit dạ dày là một thuật ngữ rất thường gặp khi nhắc đến những bệnh lý có liên quan tới đường tiêu hóa. Axit dạ dày nếu được hiểu đúng, hiểu rõ sẽ giúp mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả. Để giúp người đọc có cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm này, chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin quan trọng nhất và chia sẻ ngay bên dưới đây.

Định nghĩa về axit dạ dày

Axit dạ dày là một thành phần đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Axit hình thành trong dạ dày và được coi như là một chất dịch tiêu hóa. Axit này xuất hiện nhiều ở dịch vị và được tiết ra bởi lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Cơ chế sản sinh ra dịch axit dạ dày chính là ở tế bào Oxyntic hình thành Clohydric. Đây cũng là thành phần chính có trong axit dịch vị.

Axit ở dạ dày được gọi là axit clohydric theo tên khoa học. Ở trạng thái thông thường, axit tồn tại bên trong dạ dày trong khoảng từ 0,0001 tới 0,001mol/l. Nếu như mức axit vượt khỏi mức cân bằng này, sẽ gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe của bản thân.

Khi axit vượt khỏi mức cân bằng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn, các cơ quan nội tạng của cơ thể sẽ dễ dàng bị ăn mòn, nguy hiểm nhất chính là bao tử. Người bệnh lúc này gặp không ít các triệu chứng xấu như: Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, cồn ruột. Đặc biệt, trong tình trạng nặng, bạn hoàn toàn có thể bị thủng dạ dày, viêm dạ dày, nghiêm trọng nhất chính là ung thư dạ dày.

Tìm hiểu về axit dạ dày
Tìm hiểu về axit dạ dày

Thực tế, quá trình tiết ra axit trong dịch vị dạ dày sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này tương ứng với quá trình tiêu hóa thức ăn khi cơ thể dung nạp. Cụ thể các giai đoạn gồm:

bo-che-pham-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này đã giúp nhiều người thoát hẳn trào ngược chỉ sau 1 liệu trình. Không còn khó chịu vì axit dạ dày trào ứ lên tận cổ, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị,...
  • Giai đoạn thứ nhất: Đây là giai đoạn xuất phát từ trung tâm não bộ. Lúc này, các dây thần kinh phế vị sẽ cảm nhận mùi vị của thực phẩm khi đi vào dạ dày. Dây thần kinh sẽ được kích thích và gửi các tín hiệu tới hệ thần kinh trung ương. Khi đó, sẽ có khoảng 30% lượng axit được tiết ra để bắt đầu cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Giai đoạn thứ hai: Ở giai đoạn thứ hai, lượng axit tiếp tục được tiết ra lên đến khoảng 60%. Vì dạ dày đang co bóp liên tục để tiêu hóa toàn bộ thức ăn nên axit vì vậy được tiết ra liên tục.
  • Giai đoạn thứ ba: Sau khi lượng lớn thức ăn đã được dạ dày co bóp sẽ chuyển tới ruột. 10% lượng axit còn lại sẽ được tiết ra để hoàn tất quá trình.

Qua đây có thể thấy rằng, axit trong dạ dày có vai trò rất lớn trong việc duy trì hoạt động tiêu hóa ổn định trong cơ thể. Để dạ dày có thể hoạt động một cách trơn tru nhất, nồng độ axit dịch vị phải luôn được giữ ở mức cân bằng.

Cụ thể các trạng thái khi lượng axit trong dạ dày bị thay đổi theo từng trường hợp như sau:

  • Lượng axit dạ dày nhỏ hơn 0,0001mol/l: Tương đương với pH > 4.5, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi hoặc khó tiêu… Các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này phát triển mạnh mẽ và có thể gây ra bệnh ung thư.
  • Lượng axit dạ dày lớn hơn 0,001mol/l: Tương đương pH < 3.5, các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, viêm loét dạ dày, đắng miệng, trào ngược dạ dày thực quản sẽ xảy ra thường xuyên. Khi tình trạng kéo dài trong thời gian dài, người bệnh sẽ dễ dàng bị chứng lở loét ở niêm mạc của dạ dày.

Vai trò của dịch axit trong dạ dày là gì?

Vai trò chính của axit trong dạ dày chính là tham gia vào quá trình tiêu hóa cũng như chuyển hóa thức ăn tại khu vực dạ dày và ruột. Khi thức ăn đi vào cơ thể và được chuyển tới dạ dày, axit sẽ được tiết ra, kết hợp cùng với enzyme để tiêu hóa lượng thức ăn. Đồng thời, axit cũng tham gia vào giai đoạn dạ dày co bóp, nghiền nát thức ăn nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, axit cũng tương tự như một chất xúc tác để hỗ trợ vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể. Theo đó, những vai trò cụ thể nhất của axit người dùng cần quan tâm đó là:

Kích thích sự hình thành và thúc đẩy sự gia tăng hoạt tính Pepsin

Có thể nói rằng đây chính là vai trò quan trọng nhất của axit dạ dày. Axit có thể kích thích sự sản sinh các Pepsin, đồng thời tăng cường gia những những hoạt tính với cơ chế cụ thể sau:

  • Hoạt hóa các Pepsinogen để sản sinh ra các Pepsin.
  • Hỗ trợ cơ thể tạo ra môi trường có độ pH phù hợp để Pepsin luôn trong trạng thái hoạt động một cách ổn định nhất.
  • Phá vỡ những mô liên kết đang bao bọc ở xung quanh của khối cơ để phân giải Protid và giải phóng các Pepsin.

Vì Pepsin có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa, giúp biến đổi các thức ăn bằng cách cắt những chuỗi protein để hình thành liên kết dễ vỡ. Axit sẽ có nhiệm vụ tạo môi trường pH ổn định giúp cho Pepsin hoạt động dễ dàng nhất.

Hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa

Vai trò tiếp theo của axit ở dạ dày các bạn cần quan tâm đó chính là khả năng trung hòa các muối khó tan khi chúng đi vào bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, lượng axit này còn có tác dụng như một chất xúc tác cho phản ứng thủy phân để cơ thể tiêu hóa các thức ăn. Phản ứng này giúp tinh bột, đường cùng đạm chuyển hóa sang các chất đơn giản hơn. Như vậy, dạ dày cũng dễ dàng hấp thụ hơn.

Axit thúc đẩy cho các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày
Axit thúc đẩy cho các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày

Sát khuẩn cho đường ruột

Cùng với hai chức năng trên, axit trong dạ dày còn có khả năng sát khuẩn rất hiệu quả. Thông qua axit, các loại vi khuẩn có hại tồn tại bên trong đường ruột sẽ bị loại bỏ. Đặc biệt với các vi khuẩn HP – Một loại vi khuẩn dẫn tới vô số các bệnh lý ở dạ dày sẽ bị axit loại bỏ. Như vậy, việc cân bằng lượng axit là rất cần thiết để có thể duy trì sức khỏe cho đường ruột và cả cơ thể.

Tình trạng dư axit dạ dày

Dư axit dạ dày là gì? Đó chính là trạng thái nồng độ của axit lớn hơn 0,001mol/l. Hiện nay, những người bị mất cân bằng axit chủ yếu rơi vào tình trạng dư axit. Vậy cụ thể tình trạng này xảy ra là do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân bị dư axit dạ dày

Axit bị dư có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là những yếu tố dưới đây:

  • Do người bệnh có chế độ sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống không được khoa học và hợp lý.
  • Người bệnh sử dụng liên tục các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, cồn. Những chất này khi vào cơ thể đều có khả năng làm bào mòn niêm mạc dạ dày. Các thành phần có trong những chất kích thích đó làm cho dạ dày tăng tiết axit, vì vậy đau dạ dày xảy ra nặng hơn và rất dai dẳng.
  • Người thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng quá độ, stress kéo dài. Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như tạo ra áp lực lớn lên dạ dày. Vì vậy xảy ra dư thừa lượng axit đáng kể.
  • Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do chế độ ngủ nghỉ của bạn không lành mạnh. Ngủ quá muộn hoặc ngủ thiếu giấc cũng là yếu tố làm dịch vị axit tăng cao.
Axit dạ dày bị dư gây ra ợ chua, ợ hơi và đau tức bụng
Axit dạ dày bị dư gây ra ợ chua, ợ hơi và đau tức bụng

Dấu hiệu dư axit dạ dày

Khi axit trong dạ dày nhiều hơn mức cho phép, người bệnh sẽ có các biểu hiện:

  • Sôi bụng, đầy hơi và tức bụng liên tục.
  • Người bệnh thường xuyên bị ợ chua, vị chua trong miệng cũng kéo dài không có dấu hiệu giảm.
  • Nước tiểu chuyển sang màu sẫm đục hơn so với bình thường.
  • Người có axit dư cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy xảy ra khá nhiều.
  • Đồng thời, cơ thể người bệnh cũng có biểu hiện mệt mỏi. Hay bị căng thẳng đầu óc và khó để có thể tập trung vào công việc.

Tình trạng dạ dày bị thiếu axit

Thiếu axit dạ dày xảy ra khi dạ dày không sản xuất đủ lượng axit cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu axit dạ dày sẽ gặp phải những vấn đề liên quan tới đường ruột, bị thiếu dinh dưỡng cũng như đường tiêu hóa bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân thiếu axit

Người bị thiếu axit có thể do nhiều yếu tố tác động, những nguyên nhân chủ yếu các bạn cần chú ý gồm:

  • Những người thường ăn uống không hợp lý, giờ ăn thất thường hoặc ăn uống thiếu chất đều dẫn tới hiện tượng thiếu dịch vị axit. Bởi lượng kẽm bị thiếu gây ra hiện tượng màng bảo vệ ỏ dạ dày bị suy yếu, từ đó các axit không đủ sản sinh.
  • Tình trạng trên cũng có thể xảy ra khi người bệnh dùng sai một số loại thuốc. Phổ biến là thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng axit. Lúc này dịch axit không chỉ bị thiếu mà còn gây ra nhiều bệnh lý khác.
  • Stress không chỉ là yếu tố gây ra thừa axit, vẫn có trường hợp người bệnh bị thiếu axit trong dạ dày do căng thẳng kéo dài. Cơ thể và não bộ mệt mỏi đều làm quá trình sản sinh ra axit bị ảnh hưởng.
Dạ dày bị thiếu axit có thể gây ra trào ngược
Dạ dày bị thiếu axit có thể gây ra trào ngược

Biểu hiện ở người bị thiếu axit dạ dày

Người bệnh có thể nhận biết lượng axit trong dạ dày đang bị thiếu hụt thông qua các biểu hiện sau:

  • Người bệnh thấy có triệu chứng đầy hơi khoảng một tiếng sau khi kết thúc bữa ăn. Bởi lúc này axit ở bên trong dạ dày bị thiếu hụt. Lượng thức ăn đi vào cơ thể không thể tiêu hóa dẫn tới ứ đọng, lên men và sinh ra hiện tượng đầy hơi. Đồng thời, lượng thức ăn còn tồn lại cũng là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển sinh sôi và gây ra hôi miệng.
  • Hiện tượng thứ hai để người bệnh nhận biết chính là chứng trào ngược. Bởi dạ dày bị đầy hơi quá lâu, gây ra áp lực lên cơ vòng khiến cơ mở dù không có thức ăn đi vào. Trào ngược đẩy lên lượng thức ăn còn trong dạ dày khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Bên cạnh đó, khi bị thiếu axit, chúng ta cũng thường có cảm giác chóng đói hơn dù đã ăn không lâu trước đó. Cộng thêm tình trạng móng tay bị dễ gãy, móng yếu và có hiện tượng phân sống khi đi ngoài, đây đều là các dấu hiệu phổ biến ở người thiếu dịch vị axit.

Phương pháp cân bằng axit trong dạ dày hiệu quả nhất

Khi axit trong dạ dày ở mức bất thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, việc chữa trị nhanh chóng là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây.

Thuốc Tây cân bằng lượng axit dạ dày

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây có khả năng giảm tiết dịch axit, cân bằng lượng axit ở mức bình thường được chỉ định cho bệnh nhân điều trị. Thuốc ổn định lại nồng độ axit, cân bằng pH ở dạ dày về mức 4. Nhờ vậy, lớp niêm mạc dạ dày có thể tái tạo và đẩy lùi các vết viêm nhiễm.

Những loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn nhất gồm:

  • Thuốc Ranitidine: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể H2, thuốc được sử dụng mà không cần phải kê đơn.
  • Thuốc Pantoprazole: Thuốc này nằm trong nhóm thuốc chẹn H2, có thể sử dụng theo cách truyền trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc cũng có thể sử dụng theo dạng uống.
  • Thuốc Omeprazole: Có tác dụng ức chế các proton, đồng thời cân bằng lượng dịch vị axit cũng như làm lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày một cách nhanh chóng.
  • Thuốc Lansoprazole: Công dụng chính của thuốc chính là giảm tiết dịch axit. Thuốc giúp người bệnh phục hồi các tổn thương ở dạ dày, thực quản và tham gia hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn HPP.
Sử dụng thuốc Tây để cân bằng axit
Sử dụng thuốc Tây để cân bằng axit

Dù là thuốc cần kê đơn hay không cần kê đơn, người bệnh vẫn cần chú ý sử dụng theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý sử dụng sai loại thuốc hoặc lạm dụng quá liều. Bởi có thể dẫn tới tình trạng bị nhờn thuốc, kháng thuốc hoặc quá trình chữa trị mất nhiều thời gian nhưng không có kết quả.

Ngoài ra, khi người bệnh dùng thuốc tây trong một thời gian liên tục có thể xảy ra một số triệu chứng táo bón, đầy bụng hoặc bị chướng bụng. Bạn cũng có thể bị các tác dụng phụ khác như: Buồn nôn, phát ban, chóng mặt hay đau đầu,… Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể, người bệnh cần nhanh chóng thông báo với các bác sĩ để có biện pháp kiểm soát thích hợp.

Sử dụng những bài thuốc điều trị từ Đông y

Đông y cũng có những bài thuốc giúp trung hòa lượng axit một cách hiệu quả. Hiện nay ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn những bài thuốc này. Đông y sẽ tác động vào cơ thể bằng cách đi sâu vào điều trị căn nguyên gây bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể. Từ đó sẽ ngăn ngừa tốt các nguy cơ gây ra dịch axit trong dạ dày cao lên.

Những bài thuốc được sử dụng gồm có:

  • Bài thuốc số 1: Gồm các vị thuốc như: Bạch truật, chỉ xác, liên nhục, trôm lay, sài hồ, táo đen, củ mài, biển đậu,… Người bệnh sử dụng các vị thuốc rửa sạch vào sắc thuốc để uống 2 lần mỗi ngày. Thuốc nên được uống sau khi ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc số 2: Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc: Chỉ xác, củ màu, cát căn, trần bì, bán hạ, phòng sâm,… Thuốc sắc kỹ với lượng nước vừa phải để uống hết trong ngày. Bệnh nhân nên uống thuốc khi còn ấm là tốt nhất.
  • Bài thuốc Sơ can Bình vị tán: Bài thuốc sử dụng  các vị thuốc như: Bồ công anh, bạch thược, tam thất, lá khôi, quán chúng, ô tặc cốt,… Người bệnh sử dụng thuốc theo từng liệu trình tùy thuộc vào mức độ bệnh cụ thể. Kiên trì sử dụng sau một thời gian sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.
Đông y đẩy lùi tình trạng mất cân bằng nồng độ axit
Đông y đẩy lùi tình trạng mất cân bằng nồng độ axit

Cách cải thiện nồng độ axit dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Cùng với Đông y và Tây y, những bài thuốc cân bằng lượng axit dạ dày theo mẹo dân gian cũng được người bệnh sử dụng khá phổ biến. Những bài thuốc này đều tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, dễ sử dụng.

Công thức mật ong và nghệ:

Nghệ và mật ong đều là những thành phần có công dụng giảm đau, giảm viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Hai nguyên liệu này còn là thành phần giúp người bệnh cân bằng lượng axit một cách tốt nhất. Đây chính là nguyên liệu được rất nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng khi điều trị bệnh lý liên quan tới dạ dày.

Cách sử dụng: Bệnh nhân có thể kết hợp nghệ cùng mật ong để ăn sống cùng nhau, Hoặc cũng có thể giã nghệ tươi chắt lấy phần nước cốt và pha cùng mật ong để uống. Đây là cách làm giảm lượng pH ở trong dịch axit dạ dày hiệu quả và an toàn.

Sử dụng gừng tươi:

Không chỉ là gia vị thân quen trong mỗi căn bếp, gừng tươi còn được biết đến với công dụng điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh dạ dày đã được khoa học nghiên cứu và ghi nhận.

Cách sử dụng: Bệnh nhân sử dụng 2 hoặc 3 lát gừng tươi để ăn sống mỗi ngày. Hoặc dùng tươi cắt lát pha với nước nóng để uống cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự.

Mẹo chữa bệnh từ dân gian
Mẹo chữa bệnh từ dân gian

Bột baking soda:

Baking soda cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình chế biến các món ăn. Ngoài ra nguyên liệu này cũng là thành phần có thể cân bằng lượng axit ở trong cơ thể. Bột baking giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Cách sử dụng: Người bệnh thêm bột baking soda vào một số món ăn hoặc dùng bột pha với nước ấm để uống mỗi ngày. Baking sẽ giúp người bệnh giảm lượng axit dư thừa tương đối tốt.

Điều trị chứng mất cân bằng axit dạ dày ở đâu tốt nhất?

Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc chứng mất cân bằng axit dạ dày. Hiện tại, trên toàn quốc có rất nhiều bệnh viện lớn với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại. Để điều trị chứng axit mất cân bằng gây ra nhiều bệnh về dạ dày, người bệnh đến thăm khám chữa trị tại các địa chỉ sau:

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai chuyên chữa trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa. Nơi đây chính là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu trong nước. Đội ngũ giáo sự, bác sĩ kinh nghiệm dày dặn, uy tín. Các trang thiết bị được cung cấp đầy đủ, bệnh nhân sẽ trải qua các chẩn đoán và điều trị theo từng giai đoạn cụ thể tùy thuộc tình trạng bệnh.

  • Địa chỉ: Nhà P bệnh viện Bạch Mai. Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02462598285
Những địa chỉ khám chữa bệnh về axit dạ dày uy tín
Những địa chỉ khám chữa bệnh về axit dạ dày uy tín

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là địa chỉ khám chữa bệnh quen thuộc được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phòng khám số 1 của bệnh viện chính là nơi tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh về tiêu hóa, trong đó có chứng mất cân bằng axit dạ dày. Phòng khám hội tụ nhiều chuyên gia đứng đầu ngành, đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Chắc chắn sẽ đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02435747788

Bệnh viện 108

Khoa Nội tiêu hóa ở bệnh viện 108 cũng là nơi chuyên khám và chữa trị các bệnh lý về tiêu hóa. Những bệnh nhân bị đại tràng, ung thư dạ dày tá thực quản, viêm loét hay polyp,… đều đến điều trị tại bệnh viện rất nhiều. Khoa đã thực hiện điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp liên quan tới dạ dày. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi chọn lựa thăm khám tại đây.

  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02462784126

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín bằng phương thuốc Đông y, nghiên cứu bởi những chuyên gia có chuyên môn hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đơn vị sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO, liệu trình điều trị chia thành từng giai đoạn để loại bỏ hoàn toàn căn nguyên cũng như triệu chứng gây bệnh. Hiện nay, Trung tâm chính là địa chỉ khám chữa y học cổ truyền đáng tin cậy của rất nhiều bệnh nhân.

Địa chỉ: 

  • Cơ sở 1: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội – Số điện thoại: 02471096699.
  • Cơ sở 2: Số 145 đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh – Số điện thoại: 02871096699.
  • Cơ sở 3: Số 116 đường Văn Lang, phường Hồng Gai, Hạ Long – Số điện thoại; 02036570128.
Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền
Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền

Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện là một trong số ba bệnh viện Trung ương lớn nhất tại Việt Nam. Khoa tiêu hóa của bệnh viện cũng là nơi tập trung nhiều bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm, chuyên môn cao trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lý liên quan tới dạ dày. Có không ít bệnh nhân đã tới điều trị và đạt được những kết quả rất khả quan. Người bệnh ở khu vực miền Trung có thể tới thăm khám tại đây.

  • Địa chỉ: Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 02343822325

Bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh Khánh Hòa

Là bệnh viện đa khoa lớn thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, bệnh viện có khoa nội tiêu hóa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tới khám và điều trị mỗi năm. Trang thiết bị được cung ứng đầy đủ, cùng với đó là các chuyên gia, bác sĩ có nhiều chuyên môn trong việc điều trị bệnh thuộc hệ tiêu hóa, dạ dày.

  • Địa chỉ: Số 19 đường Yersin, Lộc Thọ, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 02583810438

Bệnh viện Đại học Y dược tại thành phố Hồ Chí Minh

Là một cơ sở y tế tập trung những bác sĩ giỏi nhất tại khu vực miền Nam. Bệnh viện hiện đang có 3 cơ sở, là địa chỉ tin cậy của những bệnh nhân liên quan tới bệnh dạ dày. Khoa tiêu hóa cũng như các khoa khác của bệnh viện đều được cung cấp đầy đủ trang thiết bị. từ máy cộng hưởng tới máy nội soi, chụp cắt lớp điện toán đa lát,…. Người bệnh sẽ được chẩn đoán và điều trị với các phác đồ hiệu quả nhất.

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 – Số điện thoại: 8428.38554269
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5 – Số điện thoại: 8428.39555548
  • Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận – Số điện thoại: 8428.38451889
Tại miền Nam cũng có các cơ sở khám chữa bệnh uy tín
Tại miền Nam cũng có các cơ sở khám chữa bệnh uy tín

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy cũng thuộc một trong những bệnh viện hàng đầu của cả nước với đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến. Bệnh viện hàng ngày đón nhận rất nhiều bệnh nhân tại khu vực miền Nam tới khám chữa trị. Khoa tiêu hóa, dạ dày của bệnh viện có nhiều bác sĩ kinh nghiệm dày dặn, nhiều năm trong nghề. Bệnh nhân tới đây sẽ được điều trị bằng các phương pháp đem đến hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin liên quan tới axit dạ dày. Hy vọng rằng qua bài viết này, người bệnh đã hiểu rõ hơn về vai trò của dịch vị axit dạ dày cũng như những bệnh lý liên quan và cách cân bằng lượng axit. Nếu có bất cứ biểu hiện mất cân bằng axit, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đảm bảo duy trì sức khỏe một cách tốt nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *