Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì để bệnh khỏi hoàn toàn?

4.9/5 - (7 bình chọn)

Đau thượng vị nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đặt ra. Đây là tâm lý hoàn toàn dễ hiểu bởi đau thượng vị luôn gây ra cảm giác nóng rát, buồn nôn cùng triệu chứng ợ hơi khó chịu, nếu ăn uống không lành mạnh thì tình trạng này sẽ trầm trọng hơn. Để có thực đơn ăn uống khoa học và bảo vệ sức khỏe, người bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Đau thượng vị ăn gì, kiêng gì luôn cần được chú trọng
Đau thượng vị ăn gì, kiêng gì luôn cần được chú trọng

Bị đau thượng vị nên ăn gì là tốt nhất?

Khi không may bị đau thượng vị, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như đau tức âm ỉ khu vực thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương ức). Kèm theo đó là các dấu hiệu nóng rát, chướng bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng…

Do đau thượng vị có liên quan trực tiếp tới dạ dày nên bệnh nhân có thể nhận thấy các biểu hiện nói trên khi chế độ ăn uống thay đổi. Vậy bệnh nhân đau thượng vị dạ dày nên ăn gì thì tốt? Nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc này.

Những thực phẩm giúp trung hòa acid

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nóng rát thượng vị, buồn nôn và trào ngược là do dạ dày đang dư thừa một lượng lớn acid dịch vị. Chúng luôn có xu hướng đào thải khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nôn được ngay cả khi dạ dày không có thức ăn.

Vì vậy, để tình trạng này không xảy ra, người bệnh nên tăng cường trong thực đơn các món ăn có thể trung hòa acid dịch vị. Điều này không chỉ giúp giảm đau mà còn loại bỏ đáng kể triệu chứng nóng rát, trào ngược do đau thượng vị gây nên.

bo-che-pham-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao. Sau 2 giờ dùng thuốc, cơn đau dạ dày giảm đáng kể. Sau 3 ngày, bệnh chuyển biến tích cực. Mọi đau đớn, khó chịu đều dứt hẳn chỉ sau 1 liệu trình.
Các thực phẩm giúp trung hòa acid tốt cho người bệnh
Các thực phẩm giúp trung hòa acid tốt cho người bệnh

Các thực phẩm có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày gồm:

  • Bột nghệ

Nghệ rất giàu hoạt chất Curcumin có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa, chống viêm nhiễm, tăng cường hàn gắn tổn thương hiệu quả. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp tạo ra lớp “hàng rào” đặc biệt, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị dư thừa.

Cách dùng bột nghệ hiệu quả nhất là pha cùng mật ong và uống hằng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng nghệ chế biến các món ăn để tạo màu sắc, vừa tốt cho tình trạng đau thượng vị.

  • Rau bắp cải

Bắp cải là loại rau rất giàu vitamin K và U, chúng đóng vai trò bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và ngăn chặn sự hình thành các ổ viêm loét do sự tấn công của acid dịch vị. Do vậy, đây cũng là một trong những thực phẩm có khả năng trung hòa acid mà bệnh nhân đau thượng vị nên lưu tâm.

  • Củ giàu tinh bột

Nếu còn băn khoăn chưa biết đau thượng vị nên ăn gì thì người bệnh không nên bỏ qua các loại củ giàu tinh bột. Sở dĩ như vậy là hàm lượng tinh bột có trong những thực phẩm này khi vào dạ dày sẽ được chuyển hóa thành glucose giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn chặn đầy hơi và dư thừa thức ăn. Từ đó dạ dày sẽ khỏe hơn, các cơn đau thượng vị cũng sẽ “một đi không trở lại”.

Theo các chuyên gia, những loại củ giàu tinh bột tốt cho người đau thượng vị gồm: Khoai lai, sắn dây, khoai môn, khoai tây…

  • Bánh mì, bánh quy

Bánh mì và bánh quy khi đi vào dạ dày sẽ giúp thấm hút acid dịch vị rất tốt. Do vậy, khi đói bụng và cảm thấy cồn cào, buồn nôn,… người bệnh có thể ăn 1 miếng bánh mì hoặc bánh quy để kiểm soát triệu chứng do đau thượng vị gây nên.

Vì vậy, đây chính là hai thực phẩm đặc biệt, giúp giải đáp thắc mắc “đau thượng vị dạ dày nên ăn gì” của đông đảo bệnh nhân.

Bánh mì và bánh quy tốt cho bệnh nhân đau thượng vị
Bánh mì và bánh quy tốt cho bệnh nhân đau thượng vị

Người đau thượng vị nên ăn gì? – Thức ăn mềm

Ngoài những thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị, bệnh nhân cũng nên thêm vào thực đơn các món ăn mềm, dễ hấp thu. Bởi chúng dễ nuốt, giúp giảm áp lực cho hoạt động của dạ dày, từ đó cải thiện triệu chứng đau thượng vị cho bệnh nhân.

Những món ăn mềm bệnh nhân có thể tham khảo là miến, súp, bún, phở, cháo… Để tránh bị “ngán”, người bệnh có thể luân phiên sử dụng các món ăn này, không nên ăn liên tục mỗi ngày.

Các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể

Những thực phẩm được cho là vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa giúp bồi bổ cơ thể và tốt cho người bị đau thượng vị là rau má, bí đao, các loại nước ép, sữa chua,… Nếu bệnh nhân gầy thì nên bồi bổ bằng những món ăn có tính mát và giàu dinh dưỡng như bắp cải cuốn thịt nạc, hạt sen hầm đậu xanh, bí đao hầm thịt, dạ dày lợn hầm đậu xanh,…

Hạt sen hầm đậu xanh vừa thanh mát, vừa bổ dưỡng
Hạt sen hầm đậu xanh vừa thanh mát, vừa bổ dưỡng

Trường hợp bệnh nhân bị đau thượng vị và khả năng ăn ngủ kém có thể cải thiện bằng các món như bí đỏ hầm đậu phộng, táo đỏ, xương heo nấu củ sen, rau nhút nấu xương… Nhưng nếu đang gặp phải triệu chứng khó tiêu, đầy bụng thì nên tăng cường sử dụng lá mơ lông, nước lá vối, rau mùi, húng quế…

Bệnh nhân bị đau thượng vị kiêng ăn gì?

Không chỉ quan tâm và đặt ra câu hỏi “đau thượng vị nên ăn gì”, không ít bệnh nhân cũng băn khoăn về nhóm thực phẩm nên kiêng. Theo đó, để giảm các triệu chứng đau thượng vị, tốt nhất người bệnh nên loại bỏ những nhóm đồ ăn có thể làm tăng acid dịch vị cùng một số chất kích thích khác.

Vậy bị đau thượng vị nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Dưới đây là 2 nhóm thực phẩm, đồ uống bệnh nhân nên nói KHÔNG.

Đau thượng vị kiêng ăn gì? – Thực phẩm làm tăng acid dịch vị

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cơn đau thượng vị xuất hiện là lượng acid dịch vị nhiều bất thường, gây ra cảm giác nóng rát, trào ngược. Nếu như bị đau thượng vị và bệnh nhân tiếp tục sử dụng thực phẩm giàu acid sẽ làm cho tình trạng trầm trọng hơn.

Theo các chuyên gia, những thực phẩm có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị gồm:

  • Các loại đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn, thức ăn giàu muối: Dăm bông, lạp sườn, xúc xích, thịt hộp, pate đóng sẵn…
  • Những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên, ngô chiên…
  • Các loại trái cây giàu acid: Cam, chanh, quất, xoài, bưởi,…
  • Thực phẩm muối chua lên men: Sung muối, cà muối, dưa cải muối, kim chi…
  • Món ăn có nhiều gia vị cay nóng: Mỳ cay, nước sốt mù tạt, tiêu…
Bị đau thượng vị nên kiêng gì? Không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ
Bị đau thượng vị nên kiêng gì? Không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ

Các chất kích thích, đồ uống chứa cồn

Cà phê, thuốc lá và những loại đồ uống có cồn, chất kích thích… vốn đã không tốt cho sức khỏe. Đối với người bị đau thượng vị, nhóm các loại đồ uống này cũng được liệt vào “danh sách đen”.

Nguyên nhân là vì có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước uống có gas… là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm loét dạ dày ở người trẻ tuổi. Khi vào dạ dày, chúng gây kích thích niêm mạc, làm cho cơ quan này phải liên tục tiết ra acid dịch vị, từ đó gây viêm nhiễm và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức.

Nếu duy trì thói quen sử dụng những loại đồ uống, chất kích thích này trong thời gian dài người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, nếu chưa biết đau thượng vị kiêng gì thì nhóm đồ uống này chính là câu trả lời cho bạn.

Khi đau thượng vị nên làm gì? Kiêng đồ uống có gas, rượu bia
Khi đau thượng vị nên làm gì? Kiêng đồ uống có gas, rượu bia

Cách chăm sóc bệnh nhân bị đau thượng vị

Bên cạnh việc quan tâm tìm kiếm các thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc “đau thượng vị nên ăn gì”, bệnh nhân cũng nên chủ động xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị, mỗi người nên chú ý:

  • Ăn uống đủ, chất, luôn ưu tiên những món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày. Song cũng cần chú ý không được ăn quá nghèo nàn dễ gây suy nhược cơ thể, khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Nhai kỹ khi ăn, chỉ nên ăn vừa đủ, không ăn quá no hoặc quá đói vì cả hai điều này đều ảnh hưởng đến dạ dày. Để giảm áp lực cho dạ dày, bệnh nhân có thể ăn làm nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa như thông thường.
  • Sinh hoạt, làm việc khoa học bằng cách luôn đi ngủ trước 11h đêm. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày và hạn chế nhưng căng thẳng, áp lực.
  • Tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, điều này vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa giúp giảm đau thượng vị. Yoga, chạy bộ, đạp xe… là những bộ môn phù hợp với nhóm bệnh nhân này.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.

Qua bài viết, chắc hẳn bệnh nhân đã giải đáp được thắc mắc “đau thượng vị nên ăn gì”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong điều trị bệnh lý này, điều quan trọng là bệnh nhân phải điều chỉnh lối sống sinh hoạt đồng thời tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

XEM NGAY

vtv2-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này đã được VTV2 kiểm chứng thông tin về chất lượng, hiệu quả. Đã có hơn 75.000 người tin dùng và khỏi bệnh dạ dày chỉ sau liệu trình từ 1 - 3 tháng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *