Ợ chua là bệnh gì? Dấu hiệu phân biệt và biện pháp điều trị

4.9/5 - (7 bình chọn)

Ợ chua là một trong những triệu chứng nhiều người gặp phải. Đi kèm với đó là biểu hiện như khó tiêu, đầy hơi khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, đây có thể chỉ là vấn đề tiêu hóa thông thường khi chế độ ăn uống thiếu khoa học, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan.

Ợ chua là gì?

Ợ chua là một trong những biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân đang gặp vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa. Khi dịch vị acid tiết ra nhiều sẽ gây nên tình trạng dư thừa, sau đó đẩy ngược lên thực quản rồi tạo ra lượng hơi dư thừa và nhanh chóng “thoát” khỏi miệng, chúng ta quen gọi là “ợ”.

Theo nhiều báo cáo y tế, có tới hơn 60% dân số có thể bị ợ chua với mức độ từ trung bình đến nhẹ. Hầu hết ai cũng gặp phải gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời.

Tìm hiểu ợ chua là bị gì?
Tìm hiểu ợ chua là bị gì?

Do được gây ra bởi lượng dịch vị acid dưa thừa nên ợ chua luôn làm cho người bị khó chịu vì có cảm giác chua miệng. Kèm theo đó là những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa khiến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng đối với những người có công việc đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên thì tình trạng này sẽ cản trở không nhỏ tới tâm lý, khả năng thăng tiến.

Nguyên nhân bị ợ chua

Tại sao ợ chua? Theo các chuyên gia tiêu hóa, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ợ chua, ợ chua khó tiêu kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Nếu không phải do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh thì rất có thể, đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Lối sống sinh hoạt, ăn uống

Thống kê của các đơn vị y tế có chuyên khoa tiêu hóa cho thấy, không ít những trường hợp bệnh nhân bị ợ chua là do chính lối sống, thói quen ăn uống. Do là yếu tố liên quan đến sinh hoạt nên bệnh nhân có thể tự điều chỉnh để cải thiện những cơn ợ chua khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân sinh lý thường gây nên tình trạng ợ chua, đôi khi kèm đầy hơi, khó tiêu ở bệnh nhân:

  • Căng thẳng, stress kéo dài: Khi cơ thể mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến dịch vị acid phải tiết nhiều hơn, khiến cho nhu động ruột phải làm việc hết công suất, co bóp liên tục ngay cả khi không có thức ăn. Khi thức ăn “tồn đọng” chưa được tiêu hóa hết sẽ lên men rồi sinh ra hiện tượng bị ợ chua ợ nóng cùng cảm giác khó chịu ở vùng bụng.
  • Dung nạp thực phẩm làm tăng acid dạ dày: Những món ăn được dung nạp hàng ngày vô tình có thể là nguyên nhân kích thích tiết acid dạ dày, từ đó gây nên hiện tượng ợ chua. Trong đó, đồ uống có ga, cồn, caffeine là nhóm thực phẩm/đồ uống làm tăng acid dịch vị.
  • Ăn uống, sinh hoạt: Việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ, thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ cũng khiến không ít người phải đối mặt với những cơn ợ chua vô cùng khó chịu.
  • Yếu tố tuổi tác: Càng lớn tuổi, chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể càng suy giảm. Lúc này cơ vòng tại thực quản cũng như dạ dày sẽ bị giãn rộng, làm xuất hiện những cơn ợ chua mà không hề liên quan đến bất cứ bệnh lý nào.
Cảm giác ợ chua đầy bụng, khó tiêu khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu
Cảm giác ợ chua đầy bụng, khó tiêu khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu

Biểu hiện bất thường của bệnh lý

Nếu không xuất phát từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thì chứng ở chua có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của hệ tiêu hóa. Vậy bị ợ chua là bệnh gì? Dưới đây là những bệnh lý có thể gây ra hiện tượng ợ chua:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là tình trạng đại tràng bị rối loạn chức năng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng của hội chứng IBS là đầy bụng, đi ngoài nhiều lần, đau bụng, chướng hơi, ợ chua.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Vị trí nối giữa dạ dày và thực quản có một chiếc “nắp” đảm nhận vai trò đóng – mở khi thức ăn đi từ miệng xuống. Tuy nhiên, khi chiếc nắp này bị tác động và luôn trong trạng thái mở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các acid dịch vị trào ngược lên trên khiến người bệnh bị ợ chua đầy bụng, ợ nóng, thậm chí là buồn nôn, nôn khan…
  • Thoát vị hoành: Tình trạng ợ chua cũng có thể do chứng thoát vị hoành gây nên. Với bệnh lý này, qua quan sát nội soi thì một phần của dạ dày sẽ nhô lên bất thường, xuất hiện cảm giác căng tức tại lồng ngực. Thực tế, thoát vị hành cũng chính là một trong những triệu chứng khởi phát của trào ngược dạ dày thực quản dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày: Nếu chưa biết ợ chua dấu hiệu bệnh gì thì viêm loét dạ dày cũng là một trong những câu trả lời cho người bệnh. Bên cạnh những lần ợ chua, ợ nóng thì bệnh lý này còn khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói tại khu vực dạ dày.
  • Viêm thực quản: Bên cạnh những bệnh lý trên, ợ chua chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thực quản. Bởi bệnh lý này cũng khiến cho acid dạ dày đẩy lên trên thực quản mang theo vi khuẩn gây sưng, viêm nhiễm tại thực quản.
  • Một số bệnh lý khác: Co thắt thực quản, nhiễm khuẩn HP, cường tuyến cận giáp, bệnh thực quản Barrett,…
Ợ chua là hiện tượng gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Ợ chua là hiện tượng gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Ngoài câu hỏi “ợ chua là bệnh gì”, không ít chị em cũng thắc mắc: “Ợ chua có phải dấu hiệu mang thai”. Thực tế, ở đầu thai kỳ, một số chị em có biểu hiện ốm nghén, buồn nôn, acid dịch vị dạ dày được đẩy lên nhiều nên cũng sẽ có hiện tượng ợ chua, ợ hơi.

Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng ở một số thai phụ, không phải ai cũng xuất hiện chứng ợ chua. Do vậy, để chắc chắn có mang thai hay không chị em nên dùng que thử hoặc thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.

Dấu hiệu nhận biết, phân biệt ợ chua do bệnh lý

Nếu là ợ chua do bệnh lý, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà các dấu hiệu cụ thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, điển hình nhất vẫn sẽ là các biểu hiện như sau:

  • Ợ chua đầy bụng khó thở, nóng rát ngực tại khu vực xương ức sau khi ợ xong.
  • Luôn có cảm giác đau tức ngực, cổ họng đau mỗi khi nuốt thức ăn.
  • Xuất hiện cảm giác chua, đắng miệng mỗi khi ợ.
  • Cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược, cân nặng giảm sút, thân người nôn nao, chóng mặt.
  • Có cảm giác nôn và buồn nôn bởi thức ăn bị đẩy ngược vào thực quản sau đó trào ra bên ngoài.
Chứng ợ chua khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi
Chứng ợ chua khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi

Bị ợ chua có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng ợ chua phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu như người bệnh bị ợ chua đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là cảm giác chướng bụng thì chúng có thể tự biến mất sau khoảng 1-2 ngày điều chỉnh chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, nếu đây là biểu hiện của bệnh lý thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, bởi điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày: Khi chứng ợ chua và các triệu chứng của viêm loét dạ dày không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó điển hình nhất là thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
  • Nuốt nghẹn, không nuốt được thức ăn khô: Là tình trạng thường gặp khi bị ợ chua do viêm thực quản. Bởi bệnh lý này gây ra những tổn thương cho niêm mạc thực quản, đồng thời gây ra chứng loét, teo thực quản,… ảnh hưởng lớn không nhỏ tới đời sống sinh hoạt.
  • Gây ra các vấn đề về hô hấp: Nếu ợ chua, ợ nóng được gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến lượng acid dạ dày tràn vào đường hô hấp, từ đó làm phát sinh các triệu chứng như nghẹt mũi, viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản,…

Thực tế, các nguy cơ nói trên chỉ xảy ra khi chứng ợ chua do bệnh lý và không được xử lý kịp thời. Do vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám để hạn chế tối đa những bất lợi cho sức khỏe.

Phương pháp chẩn đoán ợ chua

Khi tình trạng ợ chua kèm theo các dấu hiệu bất thường như ăn không tiêu, đau dạ dày kéo dài trong vài ngày không thuyên giảm, người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, dấu hiệu ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển với nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại. Phổ biến nhất là:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Thu thập thông tin bệnh sử thông qua các câu hỏi cơ bản nhằm nắm bắt dấu hiệu, tần suất ợ chua của bệnh nhân. Căn cứ vào, bước đầu xác định xem nguyên nhân bị ợ chua là do tiêu hóa hay yếu tố bệnh lý.
  • Test hơi thở: Người bệnh được yêu cầu thở vào một chiếc ống đã được gắn sẵn máy phân tích. Thông qua phương pháp này có thể kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn HP – yếu tố gây bệnh viêm hang vị, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP.
  • Nội soi dạ dày: Khi bệnh nhân bị ợ chua kèm theo triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa có thể được chỉ định nội soi dạ dày. Thông qua một ống ngắn đầu được gắn camera đưa vào miệng rồi qua thực quản, xuống dạ dày bác sĩ sẽ thu được hình ảnh bên trong cơ quan này và phát hiện các ổ viêm loét (nếu có).
Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ chua để kịp thời can thiệp
Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ chua để kịp thời can thiệp

Bên cạnh những biện pháp chẩn đoán kể trên, căn cứ vào tình trạng sức khỏe và dấu hiệu kèm theo bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm máu, chụp X-Quang, sinh thiết,… để có kết luận chính xác nhất.

Ợ chua làm sao hết? Cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất

Việc điều trị dứt điểm tình trạng ợ chua, đôi khi kèm theo chứng khó tiêu, chướng bụng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Nếu do yếu tố sinh lý (ăn uống, sinh hoạt…) thì có thể thay đổi thói quen, sau 1-2 ngày triệu chứng sẽ giảm hẳn, còn nếu do bệnh lý, cần áp dụng các biện pháp điều trị cho phù hợp.

Trị chứng ợ chua, khó tiêu, chướng bụng bằng mẹo dân gian

Tình trạng ợ chua, ợ chua khó tiêu bằng mẹo dân gian được đánh giá là an toàn, lành tính do sử dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Đồng thời, cách làm này cũng đơn giản, dễ thực hiện bởi những nguyên liệu sử dụng rất gần gũi, dễ kiếm.

Nếu đang băn khoăn chưa biết ợ chua làm sao hết, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách làm sau:

  • Dùng nước chanh và gừng: Đây là “bộ đôi” có tác dụng trị chứng ợ chua ăn không tiêu, chống viêm, khử mùi và hàn gắn những tổn thương ở dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi thái lát hãm cùng 200ml nước sôi trong 10 phút rồi thêm vào 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều. Hỗn hợp nước dùng uống sau khi ăn để cải thiện chứng ợ chua khó tiêu.
  • Lá bạc hà hãm nước sôi: Đây là thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, giúp hàn gắn những tổn thương ở vùng niêm mạc. Đặc biệt, tinh dầu có trong lá bạc hà còn làm giảm mùi hôi khó chịu do chứng ợ chua gây ra. Bệnh nhân có thể dùng nắm lá bạc hà hãm cùng nước sôi trong 10 phút, mỗi ngày dùng 2 cốc chia thành 2 lần sáng – tối để cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng nha đam: Lá nha đam tươi đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong. Đem phần nha đam thu được nấu cùng đậu xanh, bột sắn, cuối cùng cho đường phèn vào là có thể thưởng thức. Món ăn này phù hợp với người bị ợ chua do trào ngược dạ dày, sau 2-3 lần sử dụng, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
Dân gian luôn đánh giá cao những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên
Dân gian luôn đánh giá cao những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên

Sử dụng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh nên luôn được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Trong điều trị chứng ợ chua do yếu tố bệnh lý, các loại thuốc Tây thường được sử dụng là:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Có tác dụng cân bằng lại lượng acid trong dịch vị dạ dày, nhờ vậy làm giảm đáng kể triệu chứng ợ chua. Các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị phổ biến nhất là Rolaids, Mylanta, Maalox,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Giúp hệ tiêu hóa ổn định hoạt động, ngăn không cho dạ dày co bóp quá mức. Các loại thuốc có tác dụng ức chế bơm proton phổ biến nhất là Lansoprazol, Pantoloc….
  • Thuốc giảm tiết acid: Gồm các loại thuốc có tác dụng tương tự như nhóm thuốc trung hòa dịch vị, tuy nhiên chúng có cơ chế hoạt động mạnh hơn. Những loại thuốc có tác dụng giảm tiết acid phổ biến nhất là Zantac, Tagamet…

Tuy nhiên, do những loại thuốc này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ cũng như tồn tại khả năng tương tác thuốc, nhất là ở những bệnh nhân có bệnh lý nền và đang sử dụng các loại thuốc khác. Do vậy, khi sử dụng bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn trọng, nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa ợ chua dạ dày bằng Đông y

Từ lâu, y học cổ truyền đã nghiên cứu và ứng dụng các dược liệu tự nhiên vào việc điều trị chứng ợ chua, ợ nóng do đầy bụng, bệnh lý tiêu hóa. Những bài thuốc này có tác dụng chung là tác động vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệu chứng an toàn, hiệu quả.

Đông y đem lại hiệu quả điều trị tích cực, an toàn
Đông y đem lại hiệu quả điều trị tích cực, an toàn

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị chứng ợ chua dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng bán hạ, đương quy, cam thảo, hoài sơn, chi tử, liên nhục, đan bì, râu ngô, bạch truật, bạch thược, đan bì, trần bì, mã đề sắc cùng 700ml cho đến khi còn ⅓ thì chắt ra bát chia làm 2 phần và uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng 1 thang, duy trì trong 1 tuần đến 10 ngày để triệu chứng được cải thiện.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị trần bì, bạch truật, phòng sâm, chỉ xác, hoài sơn, cát căn, viễn chí, liên nhục, hắc táo nhân, bán hạ chế, ngưu tất cho vào ấm sắc trong vài giờ. Khi còn 1 bát nước thì ngừng hẳn và chia lượng nước thu được làm 3 phần rồi uống vào các buổi sáng – trưa – tối.
  • Sơ Can Bình Vị Tán: Đây là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm với thành phần chính là các dược liệu như tam thất, chè dây, sâm bố chính, ô tặc tố, sài hồ bắc,… 100% đạt chuẩn GACP – WHO, mang lai hiệu quả cao khi sử dụng đúng liệu trình.

Bị ợ chua nên làm gì?

Khi không may bị ợ chua do các bệnh lý về tiêu hóa, người bệnh không chỉ cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mà còn phải thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Có chế độ ăn uống khoa học

Bệnh nhân nên tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít tính acid:

  • Chuối: Chứa hàm lượng thấp acid, đây là loại trái cây tốt cho tiêu hóa, không gây khó tiêu, ợ chua.
  • Yến mạch: Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này vào bữa sáng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tránh ợ chua.
  • Bánh mì: Nên ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt nhằm trung hòa lượng acid trong dịch vị.
  • Lòng trắng trứng: Cung cấp lượng protein dồi dào, ít acid. Đồng thời, cần tách riêng lòng đỏ vì đây là thực phẩm dễ gây ra hiện tượng ợ chua.
  • Gừng: Giúp cải thiện triệu chứng khó chịu ở dạ dày, kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm đáng kể chứng ợ chua.
Chuối và bánh mì rất tốt cho bệnh nhân bị ợ chua
Chuối và bánh mì rất tốt cho bệnh nhân bị ợ chua

Mặt khác, người bệnh nên chủ động loại bỏ những thực phẩm giàu tính acid, caffeine, các món ăn chiên xào, khoai tây, đồ ăn từ sữa như bơ, phô mai, kem chua,…

Sinh hoạt khoa học

Thói quen sống, sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị chứng ợ chua kèm khó tiêu, chướng bụng. Để cải thiện những triệu chứng này, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh, hạn chế tình trạng tồn đọng không được tiêu hóa hết.
  • Luôn duy trì tâm lý thoải mái, giải tỏa căng thẳng bằng việc xem phim, đọc sách, nghe nhạc…
  • Gối cao khi ngủ nhằm nâng cao phần đầu, giữ cho acid trong dạ dày không bị trào ngược lên.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, không nên bó quá sát.
  • Duy trì cân nặng hợp lý nhằm giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn chứng ợ chua diễn ra thường xuyên.

Phòng tránh ợ chua hiệu quả

Chứng ợ chua luôn gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Tuy chưa đe dọa tính mạng nhưng tình trạng này cản trở giao tiếp, thậm chí còn là biểu hiện bất thường về sức khỏe. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết.

  • Luôn ăn uống khoa học, tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Để tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn cố định 3 bữa.
  • Hạn chế ăn quá no, sau khi ăn không được vận động mạnh để tránh bị ợ chua.
  • Không vừa ăn, vừa nói vì điều này sẽ khiến không khí dễ lọt xuống dạ dày, gây ợ chua.
  • Ưu tiên dung nạp các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều khoáng chất, loại bỏ thực phẩm có hại cho sức khỏe ra khỏi thực đơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh những căng thẳng về tinh thần.
Lối sống sinh hoạt khoa học giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa
Lối sống sinh hoạt khoa học giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa

Khám, chữa ợ chua ở đâu tốt nhất hiện nay?

Cản trở giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt là những tác động tiêu cực của ợ chua, ợ nóng do đầy hơi hoặc bệnh dạ dày. Do vậy, việc thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng, không làm đảo lộn cuộc sống là điều cần thiết.

Hiện nay, trên cả nước có nhiều đơn vị uy tín chuyên thăm khám và điều trị bệnh về tiêu hóa trong đó có ợ chua. Bệnh nhân có thể tham khảo một số đơn vị sau:

  • Bệnh viện Việt Đức: Là bệnh viện tuyến Trung ương có thế mạnh khám và điều trị bệnh về tiêu hóa, trong đó có chứng ợ chua. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, Bệnh viện Việt Đức đã chữa khỏi nhiều ca bệnh khó, đem lại hy vọng cho các bệnh nhân. Thông tin bệnh viện: Số 16-18 Phủ Doãn, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Hotline 024 3825 3531.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Đơn vị uy tín có 15 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Với đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm, sở hữu các bài thuốc được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, Thuốc Dân Tộc hiện là lựa chọn tin cậy của đông đảo nhân dân. Bệnh nhân có thể liên hệ trung tâm qua địa chỉ số 31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, thuộc phường Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội – Hotline 024 7109 6699.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Sở hữu chuyên khoa Tiêu hóa với hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đang là địa chỉ khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa – dạ dày uy tín tại Hà Nội. Thông tin bệnh viện: Số 42 Thanh Nhàn, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – Hotline 024 3971 4363.

Ợ chua là chứng bệnh rất dễ gặp, nhất là trong đời sống hiện đại ngày nay. Hy vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp, người bệnh đã nắm được những kiến thức cơ bản về tình trạng này đồng thời có biện pháp phù hợp để chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.