Ợ hơi liên tục là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

5/5 - (12 bình chọn)

Ợ hơi là hiện tượng không khí bị ứ đọng trong dạ dày, đẩy ngược lên thực quản và thoát ra ngoài thông qua đường miệng. Về cơ bản hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra liên tục thì có thể cơ thể bạn đang gặp trục trặc về sức khỏe. Vậy làm thế nào để xác định bệnh, cách phòng ngừa và điều trị thế nào. Nội dung bài đọc này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề liên quan.

Hình ảnh bệnh ợ hơi
Hình ảnh bệnh ợ hơi

Ợ hơi là gì? Phân loại như thế nào?

Ợ hơi là tình trạng khí trong dạ dày tìm cách thoát ra ngoài thông qua đường miệng. Cụ thể khi nhai, nuốt cơ thực quản dưới sẽ giãn ra theo nhịp. Điều này vô tình khiến không khí bị tích tụ lại ở dạ dày và gây áp lực ngược khi thoát ra. Thông thường lượng khí thoát ra càng nhiều thì tiếng ợ hơi càng lớn. Hiện tượng này tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy ợ hơi liên tục là biểu hiện của bệnh gì?

Theo các chuyên gia, ợ hơi được chia thành 3 loại chính. Cụ thể:

Ợ hơi sinh lý

Ợ hơi sinh lý là phản ứng bình thường của cơ thể dưới sự tác động của những yếu tố như:

  • Ăn quá no hoặc dung nạp vào cơ thể lượng thức ăn quá lớn khiến dạ dày không kịp tiêu hóa.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm có tính kích thích cao như dưa chua, ớt, tiêu, tỏi,…
  • Ợ hơi sinh lý thường xảy ra với tần suất 3-4 lần/ tuần sau giờ ăn. Sau đó khoảng 2 giờ sau bệnh sẽ không xuất hiện lại nữa. Tuy nhiên ở trong trường hợp này, ngoài ợ hơi người bệnh còn có thể kèm theo hiện tượng tiết dịch vị dạ dày gây đắng hoặc chua miệng.

Chứng ợ hơi ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia chứng ợ hơi liên tục ở trẻ nhỏ thường không liên quan đến các yếu tố bệnh lý. Lý do là bởi sau khi bú trẻ thường hay bị ợ đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp này bạn chỉ cần dùng tay vỗ nhẹ vào lưng là khí thừa sẽ bị đẩy ra bên ngoài nhanh chóng.

Ợ hơi bệnh lý

Ợ hơi nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về dạ dày. Tình trạng này có thể cảnh báo những căn bệnh sau:

  • Trào ngược dạ dày- thực quản: Khi dịch vị và thức ăn trong dạ dày không được chuyển xuống ruột mà bị đẩy ngược lên thực quản thì sẽ gây ra hiện tượng trào ngược. Chứng bệnh này sẽ kéo theo hàng loạt các triệu chứng liên quan như ợ hơi nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị,…
  • Viêm loét dạ dày: Niêm mạc dạ dày khi bị bào mòn, các ổ viêm loét sẽ xuất hiện và gây ra chứng ợ hơi kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, ổ viêm loét còn có thể xuất hiện biến chứng xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư,..
  • Đau dạ dày: Chức năng bao tử suy giảm sẽ khiến cơ chế đóng mở thực quản bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra triệu chứng ợ hơi khó tiêu, ợ chua, nóng rát thượng vị.
  • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường có biểu hiện khó tiêu, ợ và xì hơi nhiều. Ngoài ra người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, ăn không ngon miệng, co thắt quá mức,…
  • Viêm thực quản: Axit dạ dày có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy khi tiếp xúc với thực quản nó có thể gây ra tình trạng ợ hơi nghẹn cổ. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt đồ ăn và cổ họng đau rát nhiều ngày.
Ợ hơi có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng
Ợ hơi có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng

Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng áp lực từ ổ bụng lên trên và khiến người bệnh bị ợ hơi. Trường hợp này cần thận trọng, xem xét biểu hiện để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

Các triệu chứng bệnh lý điển hình

Ngoài tình trạng ợ hơi thường xuyên, người bệnh cũng có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng này thông qua những triệu chứng khó chịu như:

  • Ợ hơi và sôi bụng.
  • Cơn ợ chua, đau bụng âm ỉ hoặc quặn từng cơn.
  • Cảm giác nóng rát vùng thượng vị sau mỗi lần đẩy khí thừa lên miệng.
  • Ợ hơi và xì hơi liên tục sau ăn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tình trạng ợ hơi thường đến dồn dập sau khi dung nạp quá nhiều thức ăn.
  • Buồn nôn và nôn do nhu động dạ dày hoạt động kém khiến thức ăn đẩy ngược lên thực quản.
  • Người bệnh cảm thấy nôn nao trong bụng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Không khí dư thừa do thức ăn đã lên men cũng có thể khiến cho người bệnh bị đau tức ngực và gặp khó khăn trong hô hấp.

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên thì người bệnh còn cần chú ý khi cơ thể xuất hiện:

  • Tình trạng ợ nóng diễn ra trong thời gian dài, tần suất cao.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng ợ hơi nghẹn cổ khiến quá trình hô hấp gặp nhiều khó khăn.
  • Bụng đau dữ dội từng cơn, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, ăn kém ngon.
  • Triệu chứng nôn mửa kéo đến khiến người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tếđể được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định cách điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến chứng ợ hơi là gì?

Bên cạnh câu hỏi bị ợ hơi là bệnh gì người bệnh cũng cần quan tâm đến các nguyên nhân gây bệnh. Lý do là bởi chỉ khi tìm được nguyên nhân thì quá trình điều trị mới có thể đặt được kết quả như mong muốn.

Cụ thể các nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ợ hơi gồm:

  • Thói quen sinh hoạt: Việc thức khuya liên tục trong thời gian dài hoặc vận động mạnh sau ăn là những thói quen xấu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động co bóp của dạ dày. Từ đó gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và sôi bụng.
  • Sử dụng thuốc quá liều: Việc lạm dụng quá mức thuốc Tây có thể khiến hệ vi sinh trong dạ dày và đường ruột bị mất cân bằng. Vô tình tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn trú ngụ và phát triển, gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc trưng là triệu chứng ợ hơi.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc dung nạp quá mức chất kích thích và những món ăn cay nóng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày.
Chế độ ăn uống cay nóng có thể khiến dạ dày tổn thương và gây bệnh
Chế độ ăn uống cay nóng có thể khiến dạ dày tổn thương và gây bệnh

Cách chữa ợ hơi và nghẹn ở cổ hiệu quả

Chứng ợ hơi nóng dạ dày có thể chữa bằng nhiều cách khác nhau bao gồm y học cổ truyền, y học hiện đại và Tây y. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dùng mẹo dân gian

Sử dụng mẹo vặt dân gian để chữa ợ hơi nóng dạ dày là cách làm được nhiều người áp dụng. Theo đó phương pháp này khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên tiết kiệm được phần lớn thời gian, sức lực. Tuy nhiên do sử dụng thảo dược tự nhiên nên mẹo dân gian thường cho hiệu quả chậm. Cụ thể:

  • Uống nước chanh: Người bệnh chỉ cần pha chanh tươi với nước ấm, sau đó cho thêm 1 chút mật ong vào và khuấy đều lên. Uống nước chanh mật ong sau khi bị ợ hoặc sau bữa ăn chính để cải thiện hiệu quả.
  • Dùng dầu tỏi: Tỏi đen đem ép lấy dầu sau đó trộn thêm dầu đậu nành. Sử dụng tinh chất này thoa lên bụng, ấn và xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 phút.
  • Trà bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi rửa sạch sau đó cho vào ấm nước sôi, ủ từ 2-5 phút để tinh chất ngấm ra. Dùng nước bạc hà uống mỗi ngày để dịu cơn đau, giảm đầy bụng.
  • Trà hoa cúc: Không chỉ giúp an thần, ngủ ngon, trà hoa cúc còn giúp giảm co thắt và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Điều trị bằng Tây y

Trong Tây Y, ợ hơi đau dạ dày có thể điều trị bằng 2 phương án chính là thuốc tân dược và phẫu thuật ngoại khoa. Cụ thể:

Sử dụng thuốc Tây y

Với những trường hợp ợ hơi nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tân Dược để cải thiện triệu chứng. Những loại thuốc Tây chuyên dụng để điều trị ợ hơi không tiêu gồm:

  • PPI: Đây là nhóm sản phẩm có tác dụng ức chế bơm Proton, đồng thời giảm tiết axit dạ dày. Thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng Esomeprazol, Lansoprazol và Omeprazol.
  • Nhóm kháng H2: Có tác dụng kiểm soát khả năng tiết dịch vị, đồng thời ức chế quá trình giải phóng Histamin. Một số sản phẩm kháng H2 gồm: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…
  • Thuốc điều hòa co bóp: Với những bệnh nhân bị dư axit bác sĩ sẽ chỉ định Domperidon để điều hòa nhu động tiêu hóa. Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt người bệnh còn có thể kết hợp với Metoclopramid để kiểm soát tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn.
  • Men tiêu hóa: Một số loại men tiêu hóa như Enzcyme Go, Neopeptine, T.Pepsin sẽ giúp dạ dày chuyển hóa thức ăn tốt hơn, giảm lượng khí tồn động. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày.

Phẫu thuật ngoại khoa

Với những bệnh nhân không thể hết ợ hơi bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định mổ ngoại khoa. Cụ thể:

  • Mổ nội soi: Thông qua việc rạch những đường nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành đưa thiết bị điều trị vào trong ổ bụng. Sau đó điều chỉnh cơ vòng thực quản, nhằm tăng khả năng chịu lực. Tuy nhiên phương pháp này không thể áp dụng cho những bệnh nhân có quá nhiều mỡ ở bụng hoặc đã từng mổ phần trên rốn.
  • Mổ mở: Đối với những bệnh nhân không thể mổ nội soi, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định mổ mở. Phương pháp này tiến hành mổ phanh bụng để tác động lên phần đáy trên của dạ dày và nút thắt cơ vòng quanh thực quản. Với cách mổ này, tổn thương của bệnh nhân là khá lớn cho nên sau cuộc phẫu thuật buộc phải nằm viện theo dõi khoảng 10 ngày.
Với những trường hợp ợ hơi nặng và không cải thiện bằng thuốc bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật
Với những trường hợp ợ hơi nặng và không cải thiện bằng thuốc bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật

Nhìn chung các cách phẫu thuật đều có khả năng đem lại trợ lực tốt cho ổ bụng. Tuy nhiên đây là cách làm tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.

Cách dùng Đông y cải thiện lâu dài triệu chứng bệnh

Theo y học cổ truyền, ợ hơi và sôi bụng có liên quan đến Tỳ Vị. Chứng bệnh này thường gặp ở những bệnh nhân đau dạ dày, viêm hang vị hoặc loét tá tràng. Do đó Đông y sẽ chủ yếu tập trung vào việc giáng khí hòa vị. Cụ thể một số bài thuốc Đông y điều trị ợ hơi gồm:

  • Bài thuốc 1: Người bệnh chỉ cần dùng các nguyên liệu như rau mã đề, dâu tằm, dây má, kết hợp với trần bì, đông lượng, diệp hạ châu, hắc táo nhân, cỏ mực, đẳng sâm cùng 10g cam thảo, thục địa. Nguyên liệu sau khi làm sạch thì sắc cùng 2 lít nước cho đến khi cô cạn còn ⅓.
  • Sơ can bình vị tán: Bài thuốc này được nghiên cứu và ứng dụng bởi TT Thuốc Dân Tộc với 20 vị thuốc quý. Cụ thể thuốc có 3 chế phẩm gồm cao bình vị hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, sơ can bình giúp giảm trào ngược cho người ợ hơi và sơ can bình vị giúp làm lành niêm mạc hiệu quả. Thông thường thuốc sẽ có tác dụng giảm ợ hơi sau 7-10 ngày, đối với trường hợp viêm loét người bệnh nên dùng từ 15-60 ngày để có kết quả tốt nhất.

Các bài thuốc Đông y tuy có độ an toàn và lành tính cao nhưng cần thời gian dài mới cho hiệu quả. Do đó khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và chế độ sinh hoạt được chỉ định.

Bị ợ hơi nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã chia sẻ ở phần trên, chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra ợ hơi. Do vậy để hạn chế tình trạng này người bệnh cần thay đổi chế độ ăn theo nguyên tắc sau:

Thực phẩm người bệnh ợ hơi ăn không tiêu nên bổ sung:

  • Sữa chua và những thực phẩm mềm là nhóm thực phẩm đầu tiên mà người bệnh ợ hơi nên sử dụng để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường bổ sung hoa quả chín nhất là đu đủ để giải phóng chất khí ứ đọng trong đường ruột.
  • Ngoài ra người bệnh cũng nên sử dụng bánh mì hoặc những thực phẩm có độ xốp cao để thấm hút acid dạ dày hiệu quả.

Những thực phẩm cần tránh trong quá trình điều trị ợ hơi:

  • Hạn chế món ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ để tránh kích thích đường ruột.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên sử dụng quá nhiều các loại hoa quả nhiều axit như bưởi, cam, quýt,…
Hạn chế hoa quả có tính chua như cam, quýt để tránh tổn thương dạ dày
Hạn chế hoa quả có tính chua như cam, quýt để tránh tổn thương dạ dày

Cách phòng ngừa hiệu quả chứng ợ hơi

Ợ hơi đau dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Uống đủ nước để hỗ trợ hoạt động chuyển hóa thức ăn, tránh tồn dư acid trong dạ dày.
  • Hạn chế tình trạng vừa ăn vừa làm hoặc ăn quá nhanh, quá no vì có thể khiến dạ dày tổn thương.
  • Ăn đúng và đủ bữa kết hợp với việc nhai kỹ.
  • Không vận động quá mạnh sau khi ăn vì có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá sức và chướng hơi.
  • Nếu thấy triệu chứng ợ hơi kéo dài người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.

Ợ hơi nên khám, chữa ở đâu để đạt được hiệu quả?

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ợ hơi lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó khi có dấu hiệu người bệnh nên chủ động khám, chữa tại các bệnh viện và trung tâm uy tín dưới đây.

  • Trung tâm thuốc dân tộc: Là một trong những đơn vị khám, chữa Đông y uy tín, Thuốc Dân Tộc đã và đang thu hút được rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày, ợ hơi. Đặc biệt bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán của đơn vị đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh. Địa chỉ: Số 70, Nguyễn Thị Định, Hà Nội; 145 Hoa Lan, Phú Nhuận, HCM và 116 Văn Lang, Hạ Long. SĐT: 024 7109 6699- 028 7109 6699- 0203 6570128.
  • Khoa Tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai: Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, khoa Tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai đang là địa chỉ khám chữa uy tín của nhiều người. Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, toàn Việt Nhật của bệnh viện Bạch Mai. SĐT: 086 9587 728.
  • Bệnh viện Việt Đức: Là một trong những bệnh viện hàng đầu của khu vực Miền Bắc, Việt Đức hiện là địa chỉ khám chữa ợ hơi, đau dạ dày uy tín của nhiều bệnh nhân. Địa chỉ: Số 40, đường Tràng Thi, Hà Nội. SĐT: 024 3825 3531.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ợ hơi. Hy vọng thông qua bài viết này người bệnh sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chứng bệnh này để phòng ngừa hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.