Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Tổng hợp 12 loại rau phổ biến nhất

4.9/5 - (12 bình chọn)

Rau xanh là nguyên liệu thực phẩm rất cần thiết để bổ sung mỗi ngày. Không chỉ với người bình thường, những bệnh nhân bị bệnh về dạ dày càng cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả. Vậy với người mắc chứng trào ngược dạ dày nên ăn rau gì để tốt cho sức khỏe? Mời các bạn tham khảo lợi ích của các loại rau được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Tổng hợp các loại rau cần thiết cho người bệnh

Cùng với các phương thuốc điều trị, việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Trong đó, rau xanh cung cấp nhiều vitamin, chất xơ tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Khi cung cấp đầy đủ lượng rau xanh mỗi ngày, bệnh nhân có thể cải thiện tốt chứng trào ngược dạ dày.

Rau cải bẹ xanh

Theo sự nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia, cải bẹ xanh là thực phẩm rất nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh bị trào ngược dạ dày. Rau cải bẹ xanh có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: Vitamin A, vitamin K, vitamin B, vitamin C cùng chất xơ, albumin, carotene,…. Những dinh dưỡng này giúp kìm hãm sự tiết dịch vị ở trong dạ dày. Theo đó, công dụng chính của cải bẹ xanh giúp người bệnh ổn định hệ tiêu hóa. Đồng thời cải thiện các triệu chứng tăng tiết dịch axit, đẩy lùi triệu chứng khó tiêu. Cải bẹ xanh cũng có khả năng kích thích sự hoạt động ở đường ruột và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.

Ngoài ra, cải bẹ xanh cũng là thực phẩm giúp chúng ta thanh nhiệt cơ thể, giảm lượng axit uric gây ra gout. Cải bẹ xanh cũng được sử dụng cho người bệnh để kiểm soát tiểu đường, phòng ngừa bệnh về tim mạch. Cải bẹ khi sử dụng để nấu canh sẽ phát huy các tác dụng tối đa.

Cải bẹ xanh được đánh giá cao trong việc bổ sung dưỡng chất cho người bệnh
Cải bẹ xanh được đánh giá cao trong việc bổ sung dưỡng chất cho người bệnh

Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Lá mơ

Lá mơ có thể nói rằng là loại rau có mùi vị tương đối kén chọn người ăn. Nhưng đây lại là loại lá có rất nhiều bổ dưỡng đối với chúng ta, đặc biệt những bệnh nhân trào ngược dạ dày. Thành phần chính phải kể đến trong lá mơ chính là Carotene, vitamin C, tinh dầu cũng protein. Các thành phần này đều có công dụng làm thuyên giảm triệu chứng viêm. Đông y cũng đã ghi nhận công dụng tuyệt vời của lá trong việc cải thiện chứng tăng axit ở dạ dày. Người bệnh nên sử dụng lá mơ để ăn sống sẽ đạt được hiệu quả giảm đau dạ dày một cách an toàn.

Lá mơ cũng là loại rau thơm có khả năng phân giải protein, giúp cơ thể hấp thu lượng protein nhanh chóng và tối đa hơn. Cũng vì vậy, lá mơ thường được sử dụng để ăn kèm với các món thịt bê, thịt trâu và thịt dê. Lá mơ trong dân gian cũng được sử dụng để chữa các chứng đau nhức khớp  ở người cao tuổi, chữa cảm lạnh. Thanh nhiệt cơ thể, làm tiêu viêm hay giải đầy bụng cũng có thể dùng lá mơ.

Rau mùi tây

Loại rau tiếp theo cần đề cập đến khi bàn tới vấn đề nên ăn rau gì khi bị trào ngược dạ dày chính là rau mùi tây. Rau mùi tây có mùi vị làm một số người sẽ khó chịu nhưng nguồn thực phẩm này cung cấp rất nhiều dưỡng chất. Trong mùi tay có nhiều vitamin A, vitamin B, C cùng kali, canxi, photpho và sắt,…Giúp bệnh nhân có thể đẩy các axit dư thừa ra khỏi dạ dày.

Rau mùi tây có thể làm giảm đau dạ dày và ruột hiệu quả thành các thành phần kháng viêm tự nhiên. Nhờ đó, các triệu chứng ợ chua, ợ nóng hay khó tiêu của bệnh trào ngược dạ dày đều có thể đẩy lùi. Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn, cảm giác ăn uống không ngon có thể sử dụng mùi tây để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

Rau mùi tây chủ yếu được sử dụng để làm gia vị cho các món canh, hoặc cũng có thể sử dụng làm sinh tố để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, trong mùi tây có hàm lượng sắt khá cao, vì vậy người dùng có thể sử dụng để phòng ngừa chứng xuất huyết dạ dày và thiếu máu.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì

Rau chân vịt rất thích hợp cho người trào ngược dạ dày

Rau chân vịt hay còn được biết đến với tên gọi là rau cải bó xôi. Đây là loại rau có chứa thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cả người trẻ lẫn người già. Trong đó, các vitamin A, C, sắt, kẽm, chất xơ hay axit folic,… Đều là lý do giúp cải bó xôi có thể hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Khi cơ thể người bệnh được cung cấp rau chân vịt, các chất chống viêm trong rau sẽ phát huy tác dụng bảo vệ cho lớp niêm mạc của dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm loét. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong rau chân vịt khá cao nên sẽ hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa của bạn.

Lượng axit folic có trong rau chân vịt cũng là thành phần rất cần thiết đối với hệ thống não bộ. Thành phần này giúp người dùng cải thiện trí nhớ, giảm stress và điều hòa huyết áp thật hiệu quả. Cách sử dụng rau chân vịt thích hợp nhất chính là làm thành món canh, xào hoặc sử dụng để làm sinh tốt.

Rau bắp cải

Bắp cải được ghi nhận công dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và có thể góp phần hạn chế các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Trong số các loại rau xanh, bắp cải là rau có chứa nhiều kiềm và chất xơ với hàm lượng cao nhất. Bởi vậy, bắp cải nên xuất hiện trong các bữa ăn của người bị trào ngược dạ dày. Lượng vitamin B6, C và K, canxi, magie, sắt, kali,.. trong bắp cải giúp làm lành các ổ viêm ở dạ dày và liền vết loét.

Chất xơ của bắp cải cũng có nhiều lợi ích cho ruột và dạ dày, tăng cường kìm hão các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược gây ra. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định, việc sử dụng bắp cải trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm cân, giải độc cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động thật ổn định.

Cách sử dụng bắp cải tốt nhất đó chính là luộc hoặc ép lấy nước để uống. Phương pháp này giúp cho giữ lại lượng dưỡng chất của bắp cải tối đa. Chế biến bắp cải ở nhiệt độ quá cao sẽ làm phân hủy các dưỡng chất có lợi cho tá tràng.

Bắp cải có khả năng làm lành những vết viêm loét trong dạ dày
Bắp cải có khả năng làm lành những vết viêm loét trong dạ dày

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau thì là

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá rất cao vai trò của rau thì là đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Loại rau này có không ít các thành phần vitamin A, vitamin C, chất xơ cùng rất nhiều khoáng chất. Chất chống oxy hóa flavonoid trong rau thì là có khả năng giảm viêm hiệu quả. Làm dịu các cơn co thắt bên trong dạ dày và bảo vệ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung.

Rau thì là còn được chỉ ra khá nhiều công dụng tuyệt vời khác như: Chữa trị viêm đường hô hấp, chữa cảm lạnh, chống sưng đau khớp và giảm đau. Người bệnh có thể dùng rau thì là để chế biến thành các món xào, món canh hoặc ăn sống cùng với các món thịt để các chất được phân giải tốt.

Bông cải xanh

Bông cải xanh hay súp lơ xanh là thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên tăng cường bổ sung. Bông cải xanh có chứa vô số các dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, cụ thể như: Thiamin, protein, riboflavin, folate, cùng các vitamin A, B6, C, K,…

Trong đó, yếu tố chính giúp súp lơ trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người trào ngược dạ dày chính là thành phần sulforaphane. Thành phần này có khả năng kháng viêm cao, tiêu diệt tốt các loại vi khuẩn HP – Đây là vi khuẩn chính gây ra bệnh viêm loét cũng như trào ngược dạ dày. Bông cải xanh cũng được khuyến khích sử dụng cho người bị ung thư, tim mạch và ngăn ngừa táo bón.

Bông cải xanh có tính kháng viêm và diệt trừ vi khuẩn HP
Bông cải xanh có tính kháng viêm và diệt trừ vi khuẩn HP

Trào ngược dạ dày nên ăn rau mồng tơi

Rau mồng tơi được biết đến là loại rau thích hợp với mọi đối tượng bởi nhiều lợi ích tuyệt vời. Mồng tơi có hàm lượng chất xơ lớn, ít chất béo và calo, đồng thời có khá nhiều vitamin A, C và nhiều khoáng chất khác. Mồng tơi được đánh giá là tốt cho người trào ngược dạ dày bởi rau có chứa các chất chống oxy hóa. Hoạt chất này giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm viêm.

Chất này ở rau mồng tơi cũng có công dụng kích thích nhu động ruột. Đông y cũng đã ghi nhận rằng rau mồng tơi có khả năng hỗ trợ trợ nhuận trường rất tốt. Qua đó, hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ hoạt động ổn định hơn. Tính mát của rau cũng giúp cho người bệnh cân bằng lượng axit trong dạ dày. Đẩy lùi các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng và ợ chua do trào ngược gây ra.

Mồng tơi cũng có thể sử dụng để thanh nhiệt giải độc, giảm lượng cholesterol để ngăn ngừa bệnh mỡ máu. Rau mồng tơi cũng giúp chữa bỏng và làm lành các vết thương. Người bệnh nên chế biến mồng tơi thành các món xào và món canh để nhận tối đa dưỡng chất.

Lá tía tô

Tía tô là loại rau thơm quen thuộc thường được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm hay một số chứng ốm vặt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng tía tô còn có công dụng làm giảm chứng khó tiêu và ợ nóng tương đối tốt. Vì vậy, tía tô được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thêm vào thực đơn ăn uống của bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Trong tía tô có chứa lượng tinh dầu khá lớn, gồm một số loại tinh dầu như: Limomen, terillaldehd, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa, chất chống viêm, chống dị ứng. Bệnh nhân khi sử dụng lá tía tô sẽ giúp kiểm soát tốt mức độ lan rộng của các ổ loét, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu của lá tía tô có thể kiểm soát tốt biểu hiện tiết dịch axit trong dạ dày quá mức. Thông qua đó, người bệnh có thể làm giảm các cơn trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì

Lá diếp cá

Khi nhắc đến các loại rau có khả năng kháng viêm mạnh nhất, không thể bỏ qua lá diếp cá. Trong diếp cá có các mangan cùng vitamin A, B, C, K để điều tiết tốt hoạt động tiết axit ở dạ dày. Cùng với đó, các chất xơ của lá diếp cá cũng có thể đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa trong dạ dày hơn. Vì vậy, khi axit trong dạ dày được kiểm soát tốt, không dư axit sẽ phòng tránh tốt được hiện tượng trào ngược.

Về khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên của rau diếp cá đều đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại ghi nhận. Do đó, loại rau này được sử dụng để phòng ngừa một số bệnh lý liên quan tới dạ dày gồm: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh về thực quản cũng như ức chế hoạt động của các vi khuẩn HP. Người bệnh có thể bổ sung rau diếp cá bằng cách uống nước ép hoặc ăn sống kèm với các món ăn khác.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau cần tây

Người bệnh khi gặp phải các vấn đề liên quan tới dạ dày nên sử dụng rau cần tây để cải thiện bệnh. Bởi trong cần tây có lượng chất xa khá cao, cùng với đó là các vitamin C, vitamin K, vitamin A, phốt pho, magie và canxi,… Vì vậy, rau cần tây có thể ngăn chặn tốt chứng viêm loét dạ dày.

Hơn nữa, các khoáng chất của cần tây cũng có khả năng làm tăng lượng chất nhầy ở lớp lót trong dạ dày. Nhờ vậy, người bệnh có thể kiểm soát tốt quá trình tiết dịch vị axit để cải thiện chứng trào ngược. Cần tây cũng được biết đến với công dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả thông qua việc đốt các năng lượng dư thừa trong cơ thể. Với những người bị nhiễm mỡ máu, nên uống nước cần tây để hạ cholesterol. Người bệnh nên chế biến cần tây bằng cách làm các món trộn, món xào thịt, món canh hoặc nước ép với một số hoa quả đi kèm.

Cần tây được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn
Cần tây được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn

Rau cải xanh

Cải xanh khác cải bẹ xanh, loại rau này thường được để chế biến thành các món canh thịt, canh tôm giúp cải thiện tốt chứng đau dạ dày và viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, với lượng chất xơ cao, rau cải xanh đem đến hiệu quả cao trong việc cải thiện bệnh lý trào ngược dạ dày. Một số vấn đề về hệ tiêu hóa khác cũng có thể sử dụng cải xanh để cải thiện tình trạng.

Các dưỡng chất caroten, vitamin và kali trong cải xanh cũng đã được y học chứng minh có công dụng tăng cường sức đề kháng. Đồng thời tạo ra những phản ứng chống viêm tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể. Hơn nữa, lượng chất kiềm có trong cải xanh khá dồi dào, kiềm sẽ giúp chúng ta kiểm soát dịch axit dạ dày. Nhờ vậy bệnh trào ngược dạ dày cũng được cải thiện đáng kể.

Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm cải thiện cho người trào ngược dạ dày

Để quá trình sử dụng các loại rau đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề cụ thể sau đây:

  • Các loại rau cần được sử dụng thích hợp, xen kẽ đều với các món ăn hàng ngày. Người bệnh không lạm dụng, không sử dụng quá nhiều rau trong mỗi bữa ăn.
  • Rau nên được chế biến đa dạng, tuy nhiên cần chú ý về cách sử dụng để không làm mất dưỡng chất, hoặc biến đổi chất của rau.
  • Với những loại rau có thể xay thành nước ép, sinh tố, người bệnh nên tích cực bổ sung để uống thường xuyên sẽ giúp hấp thu các thành phần tốt hơn.
  • Những loại rau này chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Rau không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh thông thường khác.
  • Ngoài các món rau trên, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng thêm các thực phẩm có lợi khác.  Đồng thời hạn chế sử dụng các món ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trên đây là các loại rau giải đáp cho thắc mắc trào ngược dạ dày nên ăn rau gì. Mong rằng qua đây người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, có chế độ ăn uống thật hợp lý. Khi phát hiện bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên sớm có phương pháp chữa trị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

XEM NGAY

trao-nguoc-da-day-nen-an-rau-gi-1
Giải pháp này đã được kiểm chứng hiệu quả bởi hàng ngàn người. Trong đó, có cả những trường hợp trào ngược dạ dày mãn tính 10 năm, 20 năm, bệnh nhân dùng đủ loại thuốc mà vẫn tái đi tái lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *