Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng ăn gì để tránh làm bệnh nặng hơn?

5/5 - (8 bình chọn)

Người bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể ổn định, thuyên giảm triệu chứng là vấn đề mà các bệnh nhân cần đặc biệt quan tâm. Bởi đôi khi có rất nhiều thực phẩm tưởng chừng là rất tốt nhưng lại khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm dạ dày ruột chính là đồ ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế sự cay nóng, chua để giảm tiết dịch vị axit dạ dày. Bên cạnh đó cũng phải bổ sung đầy đủ chất xơ từ trái cây, rau củ quả và nước uống mỗi ngày. Một chế độ ăn uống cân đối phù hợp sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Dưới đây là một số những loại thực phẩm giúp bạn trả lời một cách chính xác nhất vấn đề viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Cụ thể như sau:

1. Thực phẩm giàu tinh bột

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì thì điều đầu và cũng là quan trọng nhất chính là những loại thực phẩm giàu tinh bột, hàm lượng dưỡng chất cao. Tinh bột sẽ làm cân bằng môi trường axit trong dịch vị dạ dày và đường ruột. Đồng thời tinh bột không quá nhiều chất béo cung cấp một lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cơ thể và các hoạt động sống của con người. Các loại thực phẩm có nhiều tinh bột như:

  • Cơm, cháo: Người bệnh nên ăn cơm mềm hoặc cháo loãng mỗi ngày. Hai loại này sẽ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng rất tốt tránh tình trạng suy nhược. Đồng thời cơm, cháo còn hạn chế tình trạng đi ngoài, bảo vệ thành ruột một cách tốt nhất.
  • Bánh mì: Ngoài cháo bạn cũng có thể cho người bệnh dùng bánh mì đặc biệt chính là ruột bánh mì. Dùng những loại bánh mì được làm từ bột ngũ cốc vào bữa sáng vừa tốt cho dạ dày vừa tốt cho đường ruột.
  • Khoai lang: Khoai lang là một loại thực phẩm có tinh bột cao lại giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng. Nhờ đó người bị viêm dạ dày ruột có thể dùng khoai lang một lượng vừa đủ trong chế độ ăn hàng ngày để giảm tiết axit dạ dày, làm dày thành đường ruột và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột
Thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột

2. Các loại thực phẩm giàu protein

Protein là một trong những chất rất cần thiết cho cơ thể con người, nó giúp chuyển hóa và tạo thành năng lượng cho mọi hoạt động sống. Thêm vào đó, protein cân bằng môi trường ở dạ dày và đường ruột, cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúng có mặt trong các loại hải sản, thịt đỏ, thịt trắng, rau xanh, hạt ngũ cốc, trứng,…

Tuy nhien, protein cũng được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Và theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng người bị viêm dạ dày ruột chỉ nên dùng protein từ các loại thực phẩm như thịt trắng, rau xanh, trứng,… không dùng protein từ thịt bò, cừu, thịt dê, hải sản,…

Bởi protein ở nhóm trên sẽ giúp chuyển hóa tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể những loại thực phẩm như sau:

  • Trứng: Trứng là một loại thực phẩm lành mạnh giàu protein (33%), chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa tốt cho mọi đối tượng.
  • Ức gà: Trong ức gà có 53 gram là protein tốt cho dạ dày và hàm lượng calo là 284.
  • Yến mạch: Trong yến mạch không chỉ có nhiều vitamin, chất dinh dưỡng mà còn có protein và lượng calo đủ nuôi dưỡng cơ thể một ngày.
  • Thịt cá ngừ: Trong loại thịt này cũng có rất nhiều protein tốt cho người bị dạ dày ruột. Nấu cháo cùng thịt cá ngừ sẽ là một món ăn bổ dưỡng
  • Rau xanh: Một số loại rau xanh như cà rốt, súp lơ,..cũng có nhiều protein thực vật khá tốt. .
Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Bổ sung các loại thịt trắng
Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Bổ sung các loại thịt trắng

3. Người bị viêm dạ dày nên ăn hoa quả gì là tốt?

Trái cây tươi rất tốt cho người bị viêm dạ ruột nói riêng và người bị bệnh về hệ tiêu hóa nói chung. Trong trái cây có một lượng lớn các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe giúp phục hồi nhanh những tổn thương do viêm dạ dày ruột gây ra. Những loại trái cây nên tăng cường bổ sung như:

  • Chuối: Chuối rất tốt cho bao tử và đường ruột, điều này đã nghiên cứu và chứng minh cụ thể. Chuối có thể làm trung hòa lượng axit trong dạ dày đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa tốt hơn.
  • Táo: Táo rất tốt cho hệ tiêu hóa, hàm lượng pectin trong trái táo thúc đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết dễ dàng hơn.
  • Đu đủ: Đây là loại quả đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Dưỡng chất enzyme papain và Chymopapain trong đu đủ có thể giảm cơn đau và những triệu chứng của bệnh hiệu quả.
  • Ngoài những loại quả này, bạn cũng có thể cho bệnh nhân ăn những loại quả khác cũng rất tốt như thanh long, dưa lưới, trái bơ, cam ngọt,…
Các loại hoa quả, trái cây giàu vitamin, giàu dinh dưỡng
Các loại hoa quả, trái cây giàu vitamin, giàu dinh dưỡng

4. Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? – Tăng cường bổ sung rau xanh

Người bị viêm dạ dày ruột cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả trong chế độ ăn uống hằng ngày. Rau xanh có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung, đồng thời còn khắc phục được tình trạng táo bón, đầy bụng và khó tiêu ở người bệnh. Những loại rau củ quả nên ăn:

  • Cà rốt: Trong củ cà rốt có rất nhiều chất xơ hòa tan vừa tốt cho trẻ nhỏ vừa tốt cho người lớn. Thêm vào đó, với đặc tình kiềm vốn có của cà rốt, còn giúp người bệnh khắc phục và hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón khó tiêu.
  • Súp lơ xanh: Trong súp lơ xanh có rất nhiều protein, thiamin, folate, vitamin,… có lợi cho sức khỏe.
  • Rau bắp cải: Rau bắp cải là loại rau rất tốt cho người bị bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa. Bởi trong loại rau này có nhiều vitamin C, K, B6, canxi, sắt,… giúp cân bằng môi trường axit dạ dày, tránh tình trạng táo bón , khó tiêu.
  • Ngoài những loại rau này thì người bệnh cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống bằng rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi, khoai tây, cà tím,… để tăng cường dinh dưỡng.

5. Sữa chua lên men tốt cho dạ dày ruột

Người bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì thì chắc chắn không thể bỏ qua chính là sữa chua lên men. Loại thực phẩm này vốn đã rất nổi tiếng là tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa, bởi nó chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày và đường ruột. Đồng thời sữa chua lên men còn có thể cân bằng môi trường axit dạ dày, giảm nhanh những triệu chứng gây bệnh.

Sữa chua uống men sống tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua uống men sống tốt cho hệ tiêu hóa

Người bệnh nên sử dụng chua mỗi ngày sau bữa ăn chính để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng nên chọn những loại sữa chua men sống ít đường, không đường để giảm hàm lượng chất béo.

6. Tăng cường bổ sung sung nước

Ngoài chế độ ăn uống thì việc bổ sung nước uống mỗi ngày cũng rất quan trọng. Tùy thể trạng của mỗi người mà cần một lượng nước nạp vào hằng ngày là khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần uống từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày để bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước từ các loại nước ép sinh tố trái cây để tăng cường vitamin tốt. Các loại nước ép cà rốt, nước ép dưa lưới, ổi, áo, nước dừa,… đều được.

Thêm vào đó, việc bổ sung nước còn ở việc tăng cường ăn canh, các loại đồ ăn mềm, lỏng như cháo, súp, rau xanh cũng sẽ cấp một nguồn nước nhất định cho cơ thể hằng ngày.

Người bệnh viêm dạ dày kiêng những gì trong chế độ ăn uống

Trong chế độ ăn uống, người bệnh viêm dạ dày ruột cũng nên tránh một số loại thực phẩm để không làm nặng thêm tình trạng bệnh, giảm kích ứng niêm mạc ở hệ tiêu hóa.

1. Thực phẩm có tính chua, cay nóng

Nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh sử dụng nhất khi bị viêm dạ dày ruột chính là đồ ăn có tính chua, cay nóng. Trong đó phải kể đến như: Đồ lên men, dưa chua, cà pháo, trái cây có tính chua như chanh, bưởi, dứa, cà chua, các loại lẩu cay, ớt cay,…

Hạn chế đồ ăn có tính chua, cay, nóng
Hạn chế đồ ăn có tính chua, cay, nóng

Ở đồ ăn chua, cay nóng có thể làm tăng tiết dịch vị axit dạ dày khiến triệu chứng của bệnh có biểu hiện nặng nề hơn. Thêm vào đó, những thực phẩm này còn khiến cho những vùng niêm mạc dạ dày, đường ruột hình thành nên những vết viêm loét, nghiêm trọng.

2. Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn

Trong đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn có rất nhiều các chất bảo quản, chất béo no, gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi và ợ nóng. Thêm vào đó việc sử dụng quá nhiều còn gây áp lực chuyển hóa rất lớn cho dạ dày và đường ruột, khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề hơn, thậm chí là xuất hiện biến chứng. Những loại đồ ăn nhanh không nên dùng như: Gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh,…

3. Không dùng thực phẩm tái sống

Người bị viêm dạ dày ruột cũng không sử dụng những loại đồ ăn tái chín, đồ sống như sushi, các món gỏi, nộm,… Bởi trong những loại thực phẩm này thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Khi người bệnh ăn vào, sức đề kháng vốn đang yếu sẽ dễ bị những khuẩn này tấn công gây bệnh ở dạ dày và đường ruột. Vì thế cách tốt nhất là người bệnh nên thực hiện ăn chín uống sôi.

Thực phẩm tái sống cũng nên tránh trong chế độ ăn uống hằng ngày
Thực phẩm tái sống cũng nên tránh trong chế độ ăn uống hằng ngày

4. Nước uống chứa caffein, nước ngọt đóng chai

Viêm dạ dày ruột nên tránh những loại đồ uống có chứa nhiều chất kích thích, caffeine, nước ngọt có gas, nước ngọt đóng chai,.. Bởi thành phần trong những loại nước này sẽ gây kích thích niêm mạc, xuất huyết dạ dày đường ruột. Đồng thời những loại nước này còn tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi nhiều.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn viêm dạ dày cho người bệnh

Bên cạnh việc nắm rõ những kiến thức về viêm dạ dày ruột nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất thì những lưu ý trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, người bệnh cần nhớ những nguyên tắc sau:

  • Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, tươi để chế biến thành món ăn, hạn chế một cách cao nhất những loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh.
  • Những món ăn nên được chế biến một cách đơn giản nhất như hấp, nấu canh, luộc, tránh dùng những món chiên xào, dầu mỡ quá nhiều.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày từ 5 – 7 bữa thay vì 3 bữa chính như trước đây. Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp giảm áp lực chuyển hóa và làm việc hơn cho dạ dày.
  • Không nên ăn mãi một loại thực phẩm nào mà cần kết hợp và cân đối trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Không nêm nếm quá nhiều loại gia vị vào trong các món ăn, cố gắng giữ ở mức thanh đạm nhất cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin xung quanh câu hỏi viêm dạ dày ruột nên ăn gì là tốt nhất cho sức khỏe. Hy vọng qua đây đã phần nào giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách xây dựng chế độ ăn uống chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.