Khổ sở vì đau dạ dày đi ngoài lỏng, điều trị thế nào?

4.8/5 - (5 bình chọn)

Ngoài các triệu chứng phổ biến như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng… người bị dạ dày còn có thể bị tiêu chảy. Đau dạ dày đi ngoài lỏng tuy ít gặp hơn nhưng nó lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy làm sao để phòng ngừa và điều trị tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra nước trên?

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là gì?

Bệnh đau dạ dày có bị tiêu chảy không là thắc mắc của nhiều người.Theo các chuyên gia, tiêu chảy, đi ngoài lỏng là một trong những triệu chứng cảnh báo chức năng tiêu hóa của dạ dày đang bị suy giảm. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc hội chứng Zollinger-Ellison… có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn không được làm mềm. Tình trạng này kéo dài có thể gây áp lực lên ruột non và ruột già. từ đó làm rối loạn nhu động ruột và dẫn đến tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng.

Mức độ tiêu chảy ở người bệnh dạ dày có thể phụ thuộc vào mức độ tổn thương của lớp niêm mạc. Không chỉ bị đi ngoài nhiều, phân của người bệnh còn có màu sắc khác thường và mùi rất khó chịu. Một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy kèm máu. Nếu có hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh
Đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng

Đau dạ dày đi ngoài nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo  các tình trạng khác như dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt được tình trạng đi ngoài do đau dạ dày với các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là các triệu chứng đau dạ dày đi ngoài ra nước:

tong-hop-benh-nhan-so-can-binh-vi-tan-3
Chỉ với 1 liệu trình Đông y đơn giản, hàng ngàn người bệnh đã thoát hẳn mọi đau đớn, phiền toái do bệnh dạ dày gây ra. Tất cả đều hài lòng và phản hồi rất tốt về chất lượng bài thuốc.
  • Tình trạng đau dạ dày thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc khi bụng đói, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy và sau khi ăn khoảng 1 giờ.
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có người bị đi ngoài 3 – 5 lần trong 5 ngày, phân có nước và mùi hôi khó chịu. Đây là điểm khác biệt so với người bị rối loạn tiêu hóa vì rối loạn tiêu hóa thường bị đi ngoài nhiều, trên 5 lần 1 ngày và phân có chất nhầy.
  • Đau dạ dày đi ngoài lỏng sẽ kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
  • Tần suất của chứng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy có thể phụ thuộc vào bệnh đau dạ dày nặng hay nhẹ

Đi ngoài nhiều do đau dạ dày có nguy hiểm?

Bị đau bao tử và tiêu chảy có nguy hiểm không là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, đau dạ dày đi ngoài lỏng không chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy nhược cơ thể: Tiêu chảy kéo dài khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng. Tiêu chảy kéo dài có gây suy nhược cơ thể, khiến người bệnh sụt cân, mệt mỏi.
  • Xuất huyết dạ dày: Đau dạ dày đi ngoài lỏng kéo dài có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và ruột non, khiến chúng bị loét ra và chảy máu.
  • Trĩ ngoại: Đi ngoài nhiều có thể gây áp lực lên hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, ứ máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Mất nước: Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước, điện giải. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
  • Lo lắng, căng thẳng kéo dài: Đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể khiến người bệnh lo lắng, xấu hổ. Căng thẳng lại kích thích những cơn đau và tiêu chảy từ đó tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Lo âu, căng thẳng có thể làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn
Lo âu, căng thẳng có thể làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn

Điều trị đau dạ dày bị tiêu chảy

Nếu có dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày đi ngoài lỏng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Hiện nay, 3 phương pháp thường được sử dụng khi bị tiêu chảy do đau dạ dày là: Tây y, Đông y vào các mẹo dân gian. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tây y điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng

Phương pháp điều trị này thường áp dụng với những người bị đau dạ dày kèm tiêu chảy liên tục nhiều lần trong ngày. Có 2 nhóm thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị tình trạng trên đó là nhóm thuốc tập trung điều trị nguyên nhân gây đau dạ dày, tiêu chảy và nhóm thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy.

Thuốc điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy

Loại thuốc này giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh, do vậy chúng giúp kiểm soát hoàn toàn triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng. Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và chẩn đoán nguyên nhân.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy là:

  • Các loại thuốc giúp trung hòa acid dạ dày, thuốc chống co thắt, thuốc ức chế quá trình bài tiết dạ dày… khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản
  • Thuốc kháng sinh nếu bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Thuốc kháng dopamin để kích thích nhu động ruột được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn nhằm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày.
  • Thuốc giảm co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin… khi bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích.

Nếu người bệnh bị đau dạ dày đi ngoài lỏng do hội chứng zollinger-ellison thì phải thực hiện phẫu thuật cắt u gasitrin ở tuyến tụy.

Thuốc giảm triệu chứng tiêu chảy

Loại thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bệnh bị đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc loperamid là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy. Loại thuốc này giúp giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị và giảm lượng phân đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Men tiêu hóa được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày hiệu quả hơn.
  • Thuốc dioctahedral smectite giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày khỏi các tác nhân gây hại, từ đó hạn chế các triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy.
  • Oresol được dùng để bổ sung nước và điện giải bù cho lượng nước đã mất đi do tiêu chảy.
Các loại thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy
Các loại thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy

Tuy nhiên khi sử dụng Tây y người bệnh cần lưu ý không nên lạm dụng thuốc quá nhiều và trong quá trình sử dụng thuốc sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ…

Đông y

Điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người tin dùng vì an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, các bài thuốc Đông y còn giúp điều trị căn nguyên gây ra tình trạng trên.

Các bài thuốc Đông y trị đau dạ dày kèm tiêu chảy được sử dụng phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Sa nhân, hoắc hương, hương phụ, xa tiền tử mỗi loại 8g, tích tuyết thảo sao vàng 10g, bạch biển đậu 12g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc uống hàng ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Sa nhân, mộc hương nam, trần bì, hương phụ, lệ chi hạch mỗi loại 8g, hậu phác nam 10g, hoắc hương 12g. Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột, trộn chung với nhau và mỗi ngày lấy 10g để sắc uống.

Mặc dù Đông y giúp điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng hiệu quả nhưng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện vì hiệu quả của bài thuốc khá chậm. Cũng vì lý do trên mà người bị tiêu chảy liên tục không phù hợp với phương pháp trị bệnh trên.

Dân gian điều trị bệnh an toàn

Nếu bị đau dạ dày tiêu chảy nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian. Những mẹo dân gian được cha ông áp dụng thường là những nguyên liệu có sẵn xung quanh nhà nên chúng thường rất lành tính và dễ sử dụng.

Một số cách trị đau dạ dày đi ngoài lỏng theo dân gian:

  • Dùng búp ổi: Lấy một nắm búp ổi rửa sạch sau đó vò nát và đun sôi với nước, uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng tiêu chảy cải thiện. Ngoài uống nước lá ổi, bạn cũng có thể lấy một nắm lá ổi nhai cùng chút muối để giảm đi ngoài lỏng.
  • Chuối xanh: Chuối xanh rửa sạch, bóc lớp vỏ xanh bên ngoài rối thái thành từng miếng mỏng. Cho chuối đã thái vào ngâm với nước muối loãng để giảm vị chát. Sau 10 – 15 phút vớt chuối ra hoặc ăn sống. Bạn cũng có thể lấy chuối xanh thái lát, phơi khô, tán thành bột dùng để nấu cháo hoặc pha nước uống.
Chuối xanh thường được cha ông ta sử dụng khi bị đi ngoài
Chuối xanh thường được cha ông ta sử dụng khi bị đi ngoài

Phương pháp dân gian dù rất lành tính nhưng đạt hiệu quả không cao, thậm chí là không có tác dụng do chỉ mang tính chất truyền miệng, chưa được xác thực. Sau một thời gian sử dụng nếu bệnh tình không có tiến triển người bệnh cần dừng lại và đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

Phòng ngừa đau dạ dày đi ngoài lỏng

Bên cạnh các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau dạ dày bị tiêu chảy:

  • Ăn uống đúng bữa, không ăn quá sớm hoặc quá muộn, gần giờ đi ngủ; không ăn quá no nhưng cũng không nên nhịn ăn để bụng quá đói.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh để bảo vệ dạ dày nói chung, hệ tiêu hóa nói riêng.
  • Không nên uống chung cốc hoặc dùng chung thìa, đũa với người khác để tránh lây lan vi khuẩn Hp.
  • Không ăn thức ăn cay nóng, thức ăn chua hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ để bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương.
  • Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có cồn khác để bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương.
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như sữa chua, rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên cám…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn tươi sống như gỏi, sushi, nem chua…. khi đang bị bệnh.
  • Tránh làm việc quá sức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng thần kinh.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Trong một số trường hợp, đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Do vậy, khi có những triệu chứng kể trên, bạn nên đến bệnh viện để được xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *