Đau dạ dày có ăn được cà chua không, liệu cà chua có khiến bệnh nặng hơn? Đây là vốn là thắc mắc của không ít người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến bạn những thông tin cần thiết nhằm giải đáp câu hỏi về đau dạ dày ăn cà chua.
Giải đáp: Đau dạ dày có ăn được cà chua không?
Đối với người bệnh đau bao tử, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ăn uống đúng cách, chuẩn khoa học sẽ giúp người bệnh cải thiện được các cơn đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng.
Rau xanh, đồ ăn dễ tiêu là thực phẩm tốt cho người bệnh. Trái lại đồ chua, thực phẩm có nhiều acid, khó tiêu được khuyến cáo không nên ăn khi bị đau dạ dày.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, người bệnh đau dạ dày vẫn cần thận trọng khi dùng loại thực phẩm này. Trong cà chua có chứa một lượng acid cao, tác động đến dạ dày. Lượng acid này có thể làm trầm trọng hơn các vết viêm loét bên trong niêm mạc dạ dày.
Dù vậy, người bệnh vẫn có thể ăn cà chua mà không cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này ra khỏi bữa ăn. Bạn có thể ăn cà chua với lượng vừa đủ để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn đầu bị đau dạ dày, việc ăn cà chua sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy vậy, nếu bệnh tình trạng viêm loét hay biến chứng ung thư, thủng dạ dày hay xuất huyết dạ dày thì bạn không nên ăn cà chua.
Bởi vì:
- Thành phần trong cà chua chứa một lượng axit rất cao nên người bệnh mắc trào ngược dạ dày khi ăn cà chua có thể gây ra kích ứng, dẫn tới đau dạ dày, ợ chua, thậm chí bệnh tiến triển nặng hơn.
- Trong cà chua chứa một loại đường fructose, khi thu nạp vào cơ thể quá mức sẽ gây ra đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Tác động rất xấu đến dạ dày.
- Cà chua có thể gây ra phản ứng dị ứng đối, trong đó có triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Người bị đau dạ dày nếu bị dị ứng với latex có thể khiến cơ đau dạ dày trở nên dữ dội, khó kiểm soát.
Những lưu ý cho người bệnh dạ dày khi ăn cà chua
Đau dạ dày có nên ăn cà chua không, người bệnh có thể ăn cà chua khi được chế biến đúng cách. Loại thực phẩm này bổ sung cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất.
Cà chua cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Loại quả này giúp làm đẹp da, giảm lượng đường trong máu. Do đó, đau dạ dày vẫn ăn được cà chua, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:
Cách sơ chế và chế biến
Đối với người bị đau dạ dày, khi lựa chọn cà chua, bạn nên chọn trái còn tươi, độ chín vừa phải. Bạn có thể ấn nhẹ vào vỏ ngoài để cảm nhận, độ mềm của cà chua vừa phải là được. Những quả có màu đỏ tươi, bóng nên được chọn và hạn chế chọn những quả dập nát.
Khi chế biến cà chua, bạn nên loại bỏ hết phần hạt. Quá trình nấu không nên nấu quá kỹ khiến các chất dinh dưỡng bị mất đi và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Đau dạ dày chỉ ăn cà chua nấu chín
Cà chua sống có thể tươi hơn nhưng dễ khiến cho dạ dày người bệnh tiết nhiều dịch vị. Chất pectin trong cà chua phản ứng mạnh mẽ với dịch vị gây ợ hơi, khó chịu, kéo dài các cơn đau dạ dày.
Do vậy, bạn chỉ nên ăn cà chua khi đã được nấu chín. Người bị đau dạ dày đi ngoài lỏng nên hạn chế ăn cà chua sống, nhất là khi bụng đói.
Kết hợp cà chua với thực phẩm phù hợp
Cà chua có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nếu kết hợp chúng với thực phẩm không phù hợp. Đặc biệt, người bệnh đau dạ dày cần nắm được quy tắc về những thực phẩm không nên ăn cùng cà chua bao gồm:
- Cà rốt: Loại củ này chứa nhiều enzyme có công dụng phân giải vitamin C trong cà chua. Điều này khiến thành dạ dày gặp nhiều áp lực, quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể bị cản trở.
- Khoai tây: Trong khoai tây chứa acid clohydric. Trong khi đó, các dưỡng chất của cà chua thường không tan trong môi trường acid do đó nếu ăn cùng khoai tây sẽ gây đầy bụng, khó tiêu,…
- Dưa chuột: Khi bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế ăn cà chua cùng với dưa chuột. Tương tự như với cà rốt, trong dưa chuột có enzyme catabolic phá hủy vitamin C trong cà chua dẫn đến những tác động xấu tới dạ dày.
- Khoai lang: Ăn cà chua với khoai lang dễ gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy…
- Tôm: Cà chua nên tránh ăn kèm với tôm. Khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra chất asen nguy hiểm cho sức khỏe.
THÔNG TIN CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những lưu ý trong sinh hoạt của người bệnh
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, người bệnh cũng cần lưu ý điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Nhờ đó, sức khỏe người bệnh được cải thiện, đồng thời hỗ trợ việc điều trị đau dạ dày.
- Người bệnh dạ dày cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây không chua, các thực phẩm mềm, lỏng tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay nhiều gia vị là điều người bệnh cần làm
- Bạn cũng không nên ăn quá no, vận động hoặc nằm ngay khi vừa ăn xong
- Người bệnh đau dạ dày nên tránh làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng và thức khuya nhiều
- Khi bị đau dạ dày, tốt hơn hết bạn cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng và thường xuyên cũng hỗ trợ việc điều trị bệnh
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi đau dạ dày ăn được cà chua không. Hy vọng qua bài viết, người bệnh có thể tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp khi bị đau dạ dày.
XEM THÊM:
XEM NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!