Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không, điều trị thế nào? 

4.9/5 - (10 bình chọn)

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Nguyên nhân nào khiến bạn bị buồn nôn khi đau dạ dày và cách phòng ngừa, điều trị tình trạng trên như thế nào?

Buồn nôn khi bị đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Triệu chứng đau dạ dày thường xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương quá mức khiến dạ dày bị co bóp liên tục và tiết quá nhiều acid. Đau dạ dày có bị buồn nôn không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, khi bị đau dạ dày, ngoài triệu chứng đau quặn bụng thì người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, ợ nóng… Để điều trị hiệu quả tình trạng này, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Buồn nôn khi mắc các bệnh lý dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu
Buồn nôn khi mắc các bệnh lý dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu

Nguyên nhân gây đau dạ dày và buồn nôn?

Đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Buồn nôn kết hợp với triệu chứng đau dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh dạ dày và một số bệnh lý tiêu hóa khác hoặc do lối sống và sinh hoạt chưa hợp lý. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng trên:

Do bệnh lý dạ dày

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày tiết ra quá nhiều có thể trào ngược lên thực quản và gây buồn nôn, ợ chua, ợ nóng và đầy hơi.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đau dạ dày có bị buồn nôn không? Đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây buồn nôn. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn Hp, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chua, đồ nhiều gia vị… Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ bị đau quặn vùng thượng vị, đầy hơi, ăn kém, buồn nôn, sụt cân…
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Buồn nôn cũng có thể xảy ra do hội chứng Hội chứng Zollinger – Ellison. Hội chứng này khiến tuyến tụy tiết ra quá nhiều hormone gastrin từ đó làm tăng tiết acid dạ dày. Điều này có thể làm mòn lớp niêm mạc và khiến tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn. Người bệnh có thể thường xuyên bị nôn, buồn nôn.
  • Ung thư dạ dày: Tuy hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn thắc mắc ung thư dạ dày và đau dạ dày có bị nôn không? Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào dạ dày bị rối loạn, và phát triển quá mức kiểm soát. Căn bệnh này cũng có các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như: Đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu…
  • Mang thai: Triệu chứng buồn nôn và đau âm ỉ ở vùng dạ dày cũng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khi mang thai sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn dẫn đến cảm giác đau dạ dày buồn nôn khó thở.

Do lối sống và sinh hoạt

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau dạ dày và buồn nôn cũng có thể xảy ra khi bạn có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị buồn nôn và đau ở vùng dạ dày:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Do vậy, nếu bạn ăn uống không đúng bữa, ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến, nhiều dầu mỡ hoặc thường xuyên nhịn ăn… thì nó có thể gây ra triệu chứng đau bao tử kèm với buồn nôn.
  • Căng thẳng, stress: Lo lắng, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày. Căng thẳng thần kinh có thể làm tăng phản ứng viêm trong hệ thống tiêu hóa, làm tăng acid dạ dày và khiến cơ quan này co thắt nhiều hơn.
  • Tác dụng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc Tây như nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc Corticoid… sử dụng trong thời gian có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn… Thông thường các triệu chứng trên sẽ tự hết sau khi người bệnh ngừng thuốc 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian dài thì người bệnh có thể bị viêm dạ dày nặng, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Lúc này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
  • Ngộ độc thực phẩm: Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị đau quặn bụng, buồn nôn kèm tiêu chảy… Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn 1 – 2 tiếng.
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa

Đau bao tử buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày có bị nôn không và tình trạng này có nguy hiểm không? Trên thực tế, nhiều người khi có triệu chứng vị trí đau dạ dày này thường bỏ qua vì nghĩ sẽ tự khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chỉ bị đau dạ dày do lối sống và chế độ ăn uống chưa lành mạnh thì không cần quá lo lắng. Tình trạng này có thể cải thiện khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng trên do bệnh lý, đặc biệt người bệnh bị nôn ra máu thì đây là tình trạng nguy hiểm và cần phải can thiệp y tế.

Cách điều trị buồn nôn do đau dạ dày

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy người bệnh nên điều trị thế nào để bệnh nhanh khỏi và ít tái phát? Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau dạ dày mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp Đông y, Tây y và mẹo dân gian khi mắc bệnh.

Sử dụng thuốc Tây trị liệu nhanh chóng

Dựa vào nguyên nhân gây đau bao tử buồn nôn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc Tây. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, thích hợp với người bị đau dạ dày buồn nôn nặng. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày buồn nôn:

  • Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày: Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao? Nếu bị đau dạ dày do bệnh dạ dày thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp trung hòa acid. Thuốc này giúp trung hòa acid dạ dày và giảm quá trình tiết acid của dạ dày từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, ợ chua… Các loại thuốc trung hòa acid dạ dày được bác sĩ chỉ định là thuốc Nizatidine, thuốc Omeprazole…
  • Thuốc ức chế histamin H2: Đây là nhóm thuốc giúp ức chế tác động của thụ thể histamin H2 tại các tế bào ở dạ dày từ đó làm giảm quá trình sản xuất acid của dạ dày. Thuốc ức chế histamin thường được dùng là cimetidin, famotidin..
  • Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng do tăng acid dạ dày gây gây ra. Một số thuốc ức chế bơm proton phổ biến là: Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol…
  • Thuốc kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày. Khi bị bệnh dạ dày do HP, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin, Levefloxacin, Metronidazol…

Mặc dù giúp điều trị nhanh các triệu chứng của bệnh dạ dày tuy nhiên các loại thuốc Tây lại có một số tác dụng phụ. Do vậy, khi dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng. Lưu ý: Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc kể trên bởi một số loại thuốc điều trị bệnh dạ dày có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Các loại thuốc Tây giúp cải thiện triệu chứng của bệnh dạ dày hiệu quả.
Các loại thuốc Tây giúp cải thiện triệu chứng của bệnh dạ dày hiệu quả.

Dùng thuốc Đông y điều trị bệnh lý

Đau dạ dày kèm triệu chứng buồn nôn nên làm gì để nhanh khỏi? Nếu bạn lo ngại với những tác dụng phụ của thuốc Tây thì bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để trị buồn nôn và các triệu chứng khó chịu khác của bệnh dạ dày. Đây là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng vì an toàn và có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ như thuốc Tây.

Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng để điều trị triệu chứng buồn nôn khi bị đau dạ dày:

  • Bài thuốc 1: Đinh tử hương, can khương, thù du, sa nhân, cam thảo bắc, nhân sâm, quế quan, sơn khương. Sắc uống các vị thuốc trên hàng ngày cho đến khi triệu chứng đau dạ dày buồn nôn cải thiện. Tùy vào mức độ của bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng các vị thuốc với tỷ lệ phù hợp.
  • Bài thuốc 2: Bạch thược, trúc diệp, sài hồ, y thảo, đường quất, củ gấu, tang ký sinh (tầm gửi trên cây dâu). Cho tất cả các bài thuốc trên vào ấm và sắc uống hàng ngày cho đến khi bệnh cải thiện.

Vì liều lượng của các bài thuốc trên phụ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng người. Do vậy, người bệnh nên đến các cơ sở Đông y uy tín để được bắt mạch kê đơn. Tránh tự ý mua thuốc hoặc dùng theo đơn của người khác vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Mẹo dân gian

Nếu bị buồn nôn, đau bụng do lối sống hoặc triệu chứng đau dạ dày không quá nặng, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giảm bệnh. Dưới đây là một số mẹo dân gian được cha ông ta áp dụng để cải thiện đau dạ dày:

  • Uống nước muối ấm: Đau dạ dày buồn nôn nên uống gì là thắc mắc của nhiều người. Khi gặp hai triệu chứng trên bạn có thể uống nước muối ấm và uống trực tiếp. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy 1 thìa cà phê muối pha với một cốc nước ấm và uống hàng ngày. Nước muối ấm sẽ giúp trung hòa acid dạ dày từ đó giảm các triệu chứng trào ngược, ợ chua, nôn, đau dạ dày…
  • Gừng: Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay và thường được sử dụng để giảm đầy hơi, khó tiêu và giảm áp lực trong hệ tiêu hóa nên nó giúp giảm buồn nôn hiệu quả. Bạn có thể thái gừng thành từng lát mỏng sau đó đun với với nước, thêm chút mật ong vào và uống khi còn ấm.
  • Bạc hà: Bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên nó giúp giảm viêm ở dạ dày hiệu quả. Thêm vào đó, tinh dầu trong lá bạc hà còn giúp tinh thần sảng khoái, giảm buồn nôn. Bạn có thể nhai một ít lá bạc hà hoặc dùng lá bạc hà để pha trà uống hàng ngày để giảm triệu chứng đau bụng và buồn nôn.
Trà bạc hà giúp giảm buồn nôn và các triệu chứng khó chịu ở dạ dày hiệu quả
Trà bạc hà giúp giảm buồn nôn và các triệu chứng khó chịu ở dạ dày hiệu quả
  • Chuối xanh: Theo đông y chuối xanh được xem thần dược chữa bệnh dạ dày buồn nôn hay đau dạ dày. Chuối có vị chát, tính mát nên rất lợi tiểu, nhuận tràng. Đặc biệt trong chuối xanh chứa rất nhiều vitamin và muối khoáng, giúp gia tăng dịch nhầy trong niêm mạc, làm lành thương tổn do viêm loét. Bạn có thể ăn trực tiếp chuối xanh hoặc chế biến chuối thành các món ăn cơm hằng ngày. Thậm chí phơi khô chuối xanh nghiền bột để pha với nước uống.

Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tương đối không nên đặt quá cao hiệu quả điều trị. Khi gặp các dấu hiệu lạ bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở để thăm khám và điều trị.

XEM THÊM:

Phòng ngừa buồn nôn và đau dạ dày

Đau bao tử buồn nôn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thêm vào đó là khả năng dễ tái phát nếu điều trị sai cách. Để điều trị tình trạng trên hiệu quả, ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây.

  • Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa (nếu có điều kiện).
  • Thực hiện chế độ ăn uống điều độ khoa học, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và giảm áp lực cho dạ dày. Vậy đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì? Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau, củ quả. Nên ăn các thực phẩm mềm, ít dầu mỡ, ít gia vị… Người bệnh cũng nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác để tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày khiến triệu chứng buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày nặng hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng… và có cách điều trị phù hợp.
  • Uống đủ nước hàng ngày để hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng hoạt động trơn chu.
  • Không làm việc quá sức, nên giữ cho tinh thần thoải mái để tránh tình trạng dạ dày tiết quá nhiều acid.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế ngộ độc thực phẩm.
  • Nếu phải sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, corticoid… trong thời gian dài thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc ít có hại cho dạ dày nhất.

Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người những thông tin liên quan đến tình trạng đau dạ dày buồn nôn, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu bạn có những triệu chứng trên thì nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân. Trên thực tế, một số bệnh lý nguy hiểm ở dạ dày cũng có triệu chứng đau ở khu vực dạ dày và buồn nôn, bởi vậy bạn không nên chủ quan.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.