Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu? Triệu chứng và cách khắc phục

5/5 - (12 bình chọn)

Mọi tổn thương xảy ra ở cơ quan vùng bụng đều có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là đau dạ dày. Việc xác định đúng vị trí đau dạ dày sẽ giúp người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Dạ dày nằm ở đâu? Những vị trí đau dạ dày thường gặp

Dạ dày hay còn gọi là bao tử. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, phía trên nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng. Trên thành bụng dạ dày thuộc vùng thượng vị, hạ sườn trái và rốn. Hình dạng của dạ dày có dạng chữ “J”, hơi phình to ở phần giữa.

Vị trí của dạ dày trên cơ thể
Vị trí của dạ dày trên cơ thể

Cấu tạo của dạ dày gồm 5 lớp: Lớp thanh nhạc, lớp phúc mạc, lớp cơ, tấm lưới niêm mạc, cuối cùng là niêm mạc dạ dày. Mỗi lớp sẽ thực hiện những chức năng khác nhau. Trong đó chức năng chính của dạ dày là tiếp nhận thức ăn từ thực quản. Đồng thời tiết ra axit và enzym để tiêu hóa thức ăn theo cơ chế co bóp và đảo lộn thức ăn. Chính vì thế khi dạ dày gặp vấn đề thì chức năng hoạt động sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Vị trí đau dạ dày thường gặp trên cơ thể ở đâu? 

Một số vị trí đau dạ dày thường gặp

Vùng bụng được chia thành 2 vùng chính, vùng trên rốn được gọi là thượng vị, vùng dưới rốn gọi là hạ vị. Thông thường đau dạ dày thường xảy ra ở các vị trí sau:

tong-hop-benh-nhan-so-can-binh-vi-tan-3
Chỉ với 1 liệu trình Đông y đơn giản, hàng ngàn người bệnh đã thoát hẳn mọi đau đớn, phiền toái do bệnh dạ dày gây ra. Tất cả đều hài lòng và phản hồi rất tốt về chất lượng bài thuốc.

Đau dạ dày vị trí nào – Đau vùng thượng vị 

Đây là vị trí đau dạ dày điển hình nhất của nhiều người bệnh, cơn đau tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Dấu hiệu đau vùng thượng vị được xác định như sau:

  • Cơn đau âm ỉ kéo dài, thi thoảng đau quặn thắt thành từng cơn.
  • Người bệnh có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, chán ăn và giảm cân một cách đột ngột.

Đau dạ dày là đau ở bên nào – Đau thượng vị bên trái và bên phải 

Các cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị trước rồi lan rộng ra hai bên và cả khu vực sau lưng. Đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái, đôi lúc người bệnh chỉ đau một bên hoặc hai bên cạnh sườn. Khi đau dạ dày ở vị trí này, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như:

  • Bụng đau âm ỉ ở bên trái và phải thượng vị.
  • Cảm giác cồn cào bụng giống như đối kèm theo triệu chứng nóng bụng.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa thường xuyên.
  • Cơn đau được xoa dịu sau khi ăn nhưng lại bị chướng bụng, đầy hơi.

Đau dạ dày là đau ở chỗ nào – Đau giữa bụng

Vùng giữa bụng là nơi tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng, đây cũng là vị trí đau dạ dày phổ biến. Để tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý như viêm tụy, thoát vị rốn, sỏi thận, viêm ruột thừa… người bệnh cần xác định một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Chứng ợ chua, ợ hơi sau khi ăn hoặc khi bị đói.
  • Khi ăn xong, người bệnh cảm thấy ì ạch, khó tiêu do chức năng co bóp dạ dày suy giảm.
  • Buồn nôn, nôn khan hoặc nôn mửa kéo dài nhiều giờ.

Các triệu chứng nhận biết vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh nguy hiểm, ngoài việc xác định đau ở vị trí nào bạn cần nắm chắc các triệu chứng điển hình để đưa ra kết luận chính xác hơn. Bệnh dễ dàng được nhận biết thông qua một số triệu chứng cụ thể như:

Ợ hơi, ợ chua: Nguyên nhân là do sự rối loạn của chức năng dạ dày gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Dẫn đến tình trạng thức ăn bị lên men, sinh ra nhiều hơi và gây ợ chua, ợ hơi. Đây cũng là một trong nhiều triệu chứng phổ biến liên quan đến bệnh đau dạ dày.

Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày nhưng ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể để sớm phát hiện, điều trị kịp thời bệnh, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.

Buồn nôn hoặc có cảm giác buồn nôn: Hiện tượng này xảy ra khi thức không được tiêu hóa hết bị đẩy lên miệng. Bên cạnh đó lượng acid dịch vị trong dạ dày tiết ra lượng lớn và đẩy lên trên thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày có thể gây ra hiện tượng trào ngược thực quản dạ dày.

Người bệnh xuất hiện buồn nôn
Người bệnh xuất hiện buồn nôn

Chảy máu đường tiêu hóa: Khi tình trạng đau bao tử kéo dài có thể dẫn đến tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Trong trường hợp này bệnh có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu như không được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện điển hình của triệu chứng này là nôn ra máu, xuất hiện máu có lẫn trong phân, chóng mặt,…

Cơ thể suy nhược: Khi bị đau dạ dày người bệnh thường chán ăn hoặc ăn không ngon miệng do tình trạng ợ hơi, nôn xảy ra khi ăn. Vì lý do này mà không ít người bị giảm cân nhanh chóng, dẫn đến suy nhược cơ thể.

Đau bụng âm ỉ kéo dài trong thời gian dài: Các cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ đặc biệt là khi bụng quá đói hoặc ăn quá no. Mức độ đau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội.

Nguyên nhân đau dạ dày là gì?

Nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Thông thường bệnh lý này xảy ra là do:

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày. Đa số người bị đau bao tử là do có thói quen ăn uống thiếu khoa học như:

  • Ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua và thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Ăn uống không đúng giờ hoặc thường xuyên ăn khuya.
  • Vừa ăn vừa kết hợp xem phim, đọc sách, chơi game…
  • Sử dụng thường xuyên nhiều đồ uống có gas, chất kích thích.
  • Hay dùng thực phẩm bị ôi thiu, quá hạn sử dụng.

Vi khuẩn HP: Hiện tượng viêm loét, đau dạ dày xảy ra là do một số vi khuẩn gây nên, trong có có vi khuẩn HP. Vi khuẩn này khiến cho vết loét vùng niêm mạc dạ dày rộng ra, gây nên tình trạng xuất huyết và đau dữ dội. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới chảy máu và ung thư dạ dày.

Stress hoặc căng thẳng: Tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến hoạt động co thắt của bao tử bị ảnh hưởng. Dẫn đến dạ dày tăng co bóp, tiết dịch, mất cân bằng từ đó tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Hút thuốc lá nhiều: Trong thuốc lá chứa nhiều nicotine chất này ảnh hưởng trực tiếp đến bài tiết acid HCL và pepsin trong dạ dày. Việc sử dụng thuốc lá thường xuyên dẫn tới tình trạng niêm mạc bao tử dễ bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế làm xuất hiện các cơn đau cho người bệnh.

Uống nhiều rượu bia: Lớp nhầy phủ ngoài niêm mạc bao tử bị phá hủy dần bởi rượu bia. Hơn nữa còn tạo cơ hội cho các vi khuẩn và acid trực tiếp tấn công vào niêm mạc gây ra các vết loét.

Biện pháp điều trị sau khi xác định vị trí đau dạ dày

Sau khi xác định được vị trí đau dạ dày thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho bệnh nhân. Dưới đây là một số cách chữa đau bao tử hiệu quả mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

Thuốc Tây y trị bệnh đau dạ dày

Giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng thuốc Tây
Giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng thuốc Tây

Hiện nay dùng thuốc Tây để chữa đau dạ dày là phương pháp được rất nhiều người sử dụng. Cách điều trị này có ưu điểm là đem đến hiệu quả nhanh chóng và tức thì. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc đặc trị dạ dày như:

  • Thuốc chữ P.
  • Thuốc chữ Y.
  • Thuốc Gastropulgite.
  • Thuốc Gaviscon.
  • Thuốc kháng sinh, thuốc ngăn ngừa tiết axit, thuốc phục hồi niêm mạc dạ dày…

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo đúng chỉ của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cần phải theo dõi sự chuyển biến của bệnh,đồng thời cần phải tái khám sau một thời gian dùng thuốc.

Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tận gốc

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn, lành tính
Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn, lành tính

Giảm đau dạ dày nhờ thuốc Đông y có ưu điểm là an toàn, tác dụng chữa trị rất tốt, không gây tác dụng phụ và phòng ngừa được nguy cơ tái phát trở lại.

Tuy nhiên người bệnh cần phải thật tỉnh táo để lựa chọn những địa chỉ uy tín bán thuốc Đông Y chữa đau dạ dày. 

Dưới đây là một bài thuốc hay và hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 12g thược dược trắng.
  • Sài hồ, củ gấu, chi xác, xuyên khung mỗi loại 8g.
  • 4g cam thảo khô.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các loại thảo dược trên vào nồi đun cùng 5 lít nước, sắc đến khi nước còn ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu gồm có:

  • Đinh hương, can khương, ngô thù du, mỗi vị thuốc 12g.
  • Mỗi loại 6g gồm cam thảo và sa nhân.
  • Mỗi vị 8g gồm vỏ quýt, nhân sâm, quan quế.

Cách dùng:

  • Cho các nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng với nước, đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ đun trong vòng 40 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt lấy chờ nguội thì uống. Duy trì mỗi ngày uống 3 thang để đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Sơ can bình vị tán 

Đây là bài thuốc Đông y nổi tiếng trong điều trị dạ dày mang lại hiệu quả giảm đau tích cực. Đặc biệt bài thuốc này còn giúp tăng cường chức năng co bóp dạ dày, hồi phục nhanh các vết viêm loét trên niêm mạc của cơ quan này.

Thành phần của thuốc Sơ can Bình vị tán có nguồn gốc từ thiên nhiên và là các dược liệu quý gồm: Bố chính sâm, dược liệu trắng, ô tặc cốt, cây cam thảo, cây chè dây, tam thất, đương quy…Cơ chế điều trị bệnh của bài thuốc là tác động trực tiếp vào nguyên căn, tận gốc rễ của bệnh và từ từ phục hồi lại sức khỏe. Nghĩa là vừa điều trị bệnh tận gốc vừa ngăn chặn được nguy cơ bệnh tái phát. Tổng thể bài thuốc gồm 3 dạng chế phẩm khác nhau:

  • Sơ can bình vị: Đặc trị viêm loét do vi khuẩn HP.
  • Sơ can Bình vị: Đặc trị bệnh trào ngược dạ dày.
  • Cao Bình vị: Hỗ trợ ổn định chức năng dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Biện pháp giảm đau tại nhà 

Bất kỳ vị trí đau dạ dày ở đâu cũng mang đến sự bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột bệnh nhân có thể thực hiện một trong các mẹo giảm đau tại nhà:

Uống trà gừng

Uống trà gững mỗi ngày có thể làm dịu cơn đau thượng vị đồng thời cải thiện sức khỏe rất tốt
Uống trà gững mỗi ngày có thể làm dịu cơn đau thượng vị đồng thời cải thiện sức khỏe rất tốt

Trà gừng có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa làm dịu nhanh chóng các cơn đau dạ dày. Người bệnh có thể uống trà gừng bằng cách:

  • Làm sạch 10g gừng tươi sau đó thái lát mỏng.
  • Cho gừng vào 1 ly nước sôi đậy kín trong 15 phút rồi uống.

Uống trà hoa cúc

  • Hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm đun sôi hãm trong vòng 15 phút.
  • Đổ nước ra cốc, uống từ từ khi còn nóng.
  • Duy trì đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả chữa bệnh cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chườm nóng

Sức nóng của nhiệt độ sẽ kích thích máu lưu thông và tăng cường máu đến khoang bụng cải thiện được triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng. Dùng một túi giữ nhiệt cho nước ấm vào đặt ở vị trí đau dạ dày, chườm đến khi nước nguội thì thay nước khác vào để giảm các cơn đau.

Massage vùng bụng

Massage vùng bụng khi xuất hiện các cơn đau dạ dày
Massage vùng bụng khi xuất hiện cơn đau

Đây là một trong những cách để tăng lưu thông máu làm giảm cơn đau dạ dày đơn giản tại nhà. Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, xoa tại vị trí đau theo chiều kim đồng hồ.
  • Khi massage phải thở bụng lâu, ấn lên bụng một lực vừa phải. Ngón tay cái ấn nhẹ lên vị trí đau, thực hiện liên tục đến khi cơn đau giảm bớt.

Tuy nhiên khi áp dụng những phương pháp này ở nhà, người bệnh cần chú ý đảm bảo an toàn và thực hiện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, đây chỉ là những “mẹo” dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng chỉ có tác dụng thức thời. Do đó, nếu tình đau diễn ra ngày càng nặng thì người bệnh cần lập tức dừng lại và đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ kiểm tra.

Những biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày về đêm hiệu quả 

Để không chịu sự hành hạ của các cơn đau dạ dày và tránh những biến chứng nguy hiểm, mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh đau dạ dày bằng những cách sau:

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

  • Ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày và ăn đúng giờ, không để bụng trong trạng thái quá đói hoặc quá no. Người bị đau dạ dày có thể chia bữa ăn thành nhiều lần để dạ dày hoạt động và tiêu hóa tốt hơn.
  • Nên ăn các thức ăn dạng mềm, lỏng để giảm bớt hoạt động của dạ dày. Khi ăn nên tập trung ăn, tránh các hoạt động khác cùng một lúc, không nên vừa ăn vừa làm việc.
  • Đau dạ dày nên ăn gì? Tăng cường ăn các loại rau xanh, nhóm thực phẩm giàu vitamin để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
  • Hạn chế uống nước ngọt có gas hoặc rượu bia.
  • Bổ sung cho cơ thể mỗi ngày đủ 2 lít nước, tránh uống nhiều nước trước và sau khi ăn.
  • Không nên ăn quá mặn hoặc cho nhiều gia vị vào khi chế biến thức ăn.

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

  • Khi ăn xong hay vận động mạnh tránh đi nằm ngay.
  • Không để cơ thể quá mệt hay căng thẳng. Bởi điều này cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Tập thể dục mỗi ngày, những người bị đau dạ dày không nên lựa chọn các bài tập vận động quá mạnh để tránh mất sức.
  • Nên giữ ấm vùng bụng vào mùa đông hoặc những ngày trời trở lạnh để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Ngủ đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7- 8 giờ/ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí đau dạ dày. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết cách chủ động phòng ngừa và cách điều trị bệnh hiệu quả ngay từ khi có triệu chứng đau dạ dày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải đáp thêm.

Xem thêm: 

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *