Khi bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, có ảnh hưởng gì không là thắc mắc chung của người bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị bệnh.
Người mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày là do thói quen ăn uống. Do vậy, nếu người bệnh ăn uống lành mạnh, đủ chất sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Đạm, ngũ cốc hay bánh mì đều là những thực phẩm người bị đau dạ dày nên ăn.
Bánh mì là thực phẩm người bệnh đau dạ dày có thể thêm vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bánh mì là thực phẩm có lượng tinh bột cao, tốt cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ giảm đau dạ dày.
Tinh bột đi vào cơ thể tạo thành lớp màng bảo vệ dạ dày, giúp giảm bớt lượng acid dịch vị dư thừa. Nhờ đó, các cơn đau ở dạ dày được cải thiện đáng kể.
Bánh mì và trứng là món ăn quen thuộc vào bữa sáng. Hàm lượng protein trong món ăn cung cấp cho bạn năng lượng cho một ngày làm việc mới. Cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Một số lợi ích khi người bệnh đau dạ dày ăn bánh mì có thể kể đến như:
- Bánh mì tác động, trung hòa acid trong dịch vị. Quá trình thấm hút acid dịch vị dư thừa trong dạ dày được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
- Tinh bột trong bánh mì ngăn cản các tác động của acid dịch vị với dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố ăn mòn theo thời gian. Bệnh viêm loét dạ dày nhờ đó được ngăn chặn.
- Bánh mì thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và các ổ viêm trong dạ dày
- Chất xơ, sắt trong bánh mì tốt cho hệ tiêu hóa, sức đề kháng của người bệnh
- Bánh mì giàu tinh bột mềm, dễ tiêu hóa. Dạ dày sẽ không phải co bóp hay làm việc quá sức để thu nạp bánh mì. Ngoài ra, khả năng thấm hút nhanh ở bánh mì sẽ giúp giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản
Những lợi ích khác của bánh mì cho sức khỏe người bệnh
Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh mì rất đa dạng. Ngoài lượng tinh bột dồi dào, bánh mì còn chứa các dưỡng chất như protein, canxi, folate, axit folic… Nhờ đó, thực phẩm này còn mang lại những lợi ích cho sức khỏe như:
Cải thiện sức khỏe làn da
Bổ sung lượng protein qua bánh mì giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp da căng bóng, ngăn lão hóa và chảy xệ.
Tốt cho xương khớp
Các loại bánh mì nguyên cám, bánh mì đen giàu canxi giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Mỗi ngày một lát bánh mì sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng thoái hóa xương, cột sống…
Tốt cho hoạt động não bộ
Chất sắt và tinh bột trong bánh mì giúp nâng cao thể trạng, tăng cường tuần hoàn máu não. Ăn bánh mì giúp tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng đau đầu, suy nhược thần kinh
Tốt cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Folate và acid folic từ bánh mì khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy công dụng bảo vệ các dây thần kinh. Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung cho cơ thể 400mcg chất folate và acid folic mỗi ngày. Trong khi đó, bạn chỉ cần ăn 4 lát bánh mì là có thể đáp ứng 1 /4 nhu cầu về dưỡng chất này của cơ thể.
Cải thiện tâm trạng
Vitamin B, vitamin E, sắt, kẽm, photpho và magie có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại các chứng bệnh về tinh thần, cải thiện tâm trạng. Điều này giúp tạo nên những cảm giác dễ chịu, thúc đẩy tâm trạng tự tin và thoải mái hơn.
TÌM HIỂU:
Lựa chọn loại bánh mì có lợi cho người bệnh
Trên thế giới có rất nhiều loại bánh mì được chế biến theo các cách khác nhau. Với nguyên liệu đa dạng, những loại bánh mì này sẽ mang đến những lợi ích riêng cho sức khỏe người dùng. Theo đó, có các loại bánh mì phổ biến được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng và có lợi cho người bệnh dạ dày:
Bánh mì trắng
Làm từ men, bột mì và nước. Phần lớn bánh mì trắng có vỏ mềm, ruột mịn. Thành phần dinh dưỡng của loại bánh này chứa nhiều protein, chất béo, và kháng chất. Đây đều là những chất tốt cho cơ thể, đặc biệt với người đau dạ dày.
Các dưỡng chất trên sẽ làm gia tăng lợi khuẩn cho đường ruột, giúp giảm áp lực trên niêm mạc dạ dày thì đó giúp dạ dày co bóp nhẹ nhàng, hạn chế các cơn đau. Không chỉ thế, bánh mì trắng còn giúp người bệnh cải thiện rất tốt khi bị rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên đây là loại bánh mì chứa ít chất xơ nên hàm lượng dinh dưỡng sẽ không cao bằng những loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt.
Bánh mì lúa mạch đen
Hay còn gọi là bánh mì đen, được làm từ bột lúa mạch đen. Loại bánh này giàu carbohydrate và chất xơ. Thực phẩm này giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bánh mì đen không chứa gluten – chất gây kích thích dạ dày và hệ tiêu hóa.
Bánh mì nguyên hạt
Được làm từ bột mì nguyên hạt, một số nơi làm bánh mì từ lúa mì mọc mầm. Loại bánh này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, phù hợp cho người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Bạn có thể sử dụng bánh ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn sandwich.
Bánh mì ngũ cốc
Thành phần của loại bánh này có nhiều loại ngũ cốc khác nhau, phổ biến là hạt lanh, hướng dương, hạnh nhân…Nhờ đó, loại bánh này có lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Bánh mì ngũ cốc tốt cho người bị đau dạ dày buồn nôn, hay các chứng đua dạ dày khác, viêm đại tràng hay rối loạn tiêu hóa.
Bánh mì không chứa gluten
Bánh mì không chứa gluten rất tốt cho người bị bị đau dạ dày kèm viêm đại tràng co thắt. Thành phần chính trong bánh mì không chứa Gluten là các loại bột ngô, gạo,dừa, khoai tây hoặc hạnh nhân.
Người bị đau dạ dày ăn bánh mì này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó có một nhược điểm là chứa đường nên ai bị tiểu đường, không hấp thụ được nhiều đường thì cần hạn chế loại này.
Những điều cần lưu ý về ăn bánh mì khi bị đau dạ dày
Ngoài thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bánh mì không đã được giải đáp bên trên thì việc ăn bánh mì thế nào cho đúng cách cũng là điều bạn nên biết. Nhằm hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất có lợi cũng cải thiện tốt chứng đau dạ dày, người bệnh cần lưu ý khi ăn bánh mì những điều sau:
- Bạn nên chọn loại bánh mì không chứa gluten. Nghiên cứu kỹ thành phần của các loại bánh mì sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Người bệnh nên ăn bánh mì vào bữa sáng và tránh ăn vào bữa tối. Ăn nhiều bánh mì vào bữa tối sẽ có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
- Bạn nên cân bằng dinh dưỡng bằng cách kết hợp bánh mì cùng các thực phẩm có lợi khác như thịt, trứng… Ngược lại, không nên ăn bánh mì cùng các gia vị cay nóng như ớt, tiêu…
- Người bệnh nên chọn các loại bánh mì mềm, ưu tiên ăn phần ruột để dạ dày không phải co bóp quá mức.
- Người bệnh không nên ăn các loại bánh mì ngọt, chứa nhiều đường. Loại bánh mì này có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, cản trở việc điều trị đau dạ dày.
- Khi bị đau dạ dày, bạn không nên ăn bánh mì khi đã no. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện nhiều và nặng hơn.
- Không nên ăn bánh mì trước khi đi ngủ, bởi cơ thể sẽ không đủ thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn vừa đưa vào. Tình trạng đầy hơi, đau dạ dày có thể xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
- Khi ăn, bạn nên nhai kỹ, nuốt chậm để giảm áp lực cho dạ dày và đường tiêu hóa.
- Bánh mì chỉ nên được ăn từ 3-4 bữa/tuần, không nên ăn quá thường xuyên.
- Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh cũng cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt khoa học. Sớm có biện pháp điều trị đau dạ dày và tuân thủ phác đồ chữa bệnh của bác sĩ sẽ giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi, ngăn biến chứng nghiêm trọng.
Bánh mì được đánh giá là thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, thực phẩm này còn có tác dụng giảm thiểu cơn đau dạ dày. Hy vọng qua bài viết đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, bạn đọc đã hiểu rõ về bánh mì và cách sử dụng bánh mì phù hợp khi bị đau dạ dày.
ĐỪNG BỎ LỠ:
XEM NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!