Chuyên gia gợi ý cách chọn lựa thực đơn cho người đau dạ dày

4.9/5 - (10 bình chọn)

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh để giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về thực đơn cho người đau dạ dày mà người bệnh nên áp dụng.

Nguyên tắc chọn thực đơn cho người đau dạ dày

Dạ dày có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa là cơ quan lưu trữ thức ăn để tiêu hóa dần, tiết acid dịch vị để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, co bóp để nghiền thức ăn trước khi chuyển xuống tá tràng. Do vậy, những gì bạn ăn, uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và nó là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới bệnh dạ dày của bạn. Để trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh nên áp dụng thực đơn cho người đau dạ dày một cách hợp lý. Dưới đây là chế độ ăn cho người đau dạ dày bạn nên áp dụng:

Thực đơn cho người đau dạ dày nên có các loại rau củ quả
Thực đơn cho người đau dạ dày nên có các loại rau củ quả

Nên thêm các thực phẩm tốt cho dạ dày vào chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, khi bị đau dạ dày người bệnh nên ăn các thực phẩm giúp làm lành niêm mạc dạ dày và bảo vệ chúng không bị tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn các thực phẩm giúp giảm tiết acid dạ dày hoặc trung hòa acid dạ dày – nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương niêm mạc. Theo đó, đau dạ dày nên ăn những gì? Thực đơn cho người đau dạ dày nên có một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại rau xanh: Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày nên có các loại rau xanh như rau ngót, rau bina, các loại rau cải… bởi chúng rất giàu chất xơ, vitamin khoáng chất và có lượng magie dồi dào. Tất cả các dưỡng chất này sẽ giúp cải thiện triệu chứng thường gặp ở người bệnh dạ dày là táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thực phẩm chứa probiotic: Probiotic (lợi khuẩn) trong sữa chua, kombucha, kefir… có thể hỗ trợ và ngăn ngừa những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Những loại lợi khuẩn này cũng giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, từ đó giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đau dạ dày.
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám: Lúa mì, gạo lứt, ngô, các loại đậu có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón. Thêm vào đó, vitamin B trong lớp màng cám bên ngoài các loại hạt này cũng giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, do vậy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn uống của người đau dạ dày sẽ giúp giảm áp lực và giúp tổn thương dạ dày nhanh lành tốt hơn.
  • Thực phẩm giàu pectin: Pectin trong các loại quả như chuối, táo, ổi, lê… là chất xơ hòa tan có nhiều vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó giúp cải thiện các triệu chứng táo bón và tiêu chảy ở những người bị dạ dày.
  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa giúp làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và giảm quá trình sưng viêm. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bạn nên thêm vào thực đơn cho người đau dạ dày là các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, cherry…), các loại gia vị (gừng, nghệ, nguyệt quế), các loại rau xanh (rau bina, bông cải xanh)…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Người bị các bệnh liên quan đến dạ dày  thường bị thiếu các vitamin và khoáng chất, do quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn ở đối tượng này bị ảnh hưởng. Do vậy, để tăng cường chức năng của dạ dày, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

Lựa chọn các loại thực phẩm được nấu chín kỹ, dễ tiêu hóa

Đặc biệt thực đơn cho người đau dạ dày buổi đêm nên có các loại thực phẩm được nấu kỹ, cắt nhỏ, mềm và dễ tiêu hóa. Ăn các loại thực phẩm này sẽ giảm áp lực lên dạ dày, giúp chúng không phải co bóp liên tục. Theo đó, người bệnh nên ăn khoai tây, khoai lang đã được luộc chín hoặc hầm dưới dạng súp, cơm nát, cháo hoặc bánh mì… Với các loại thực phẩm có nhiều đạm thì nên chọn đạm dễ tiêu như cá, thịt lợn nạc và nên chế biến bằng cách luộc, hấp.

Lựa chọn những món ăn dễ tiêu như cháo, súp để dạ dày bớt áp lực
Lựa chọn những món ăn dễ tiêu như cháo, súp để dạ dày bớt áp lực

Hạn chế ăn uống những thực phẩm không tốt cho dạ dày

Khi bị đau dạ dày, bạn không nên ăn một số loại thực phẩm dưới đây để tránh triệu chứng của bệnh nặng lên.

  • Thực phẩm lên men: Thực đơn cho người đau dạ không nên có các loại thực phẩm lên men như dưa muối và cà muối vì đây là những thực phẩm có nồng độ acid cao. Khi ăn vào sẽ làm lớp niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn. Thêm vào đó, loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều muối không tốt cho dạ dày.
  • Thực phẩm chiên rán có nhiều dầu mỡ: Trong các loại chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể thì dạ dày phải mất thời gian lâu nhất để tiêu hóa. Do vậy, ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán có thể gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác của hệ tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc với thời gian lâu hơn.
  • Các loại thức ăn cứng, dai: Thực đơn ăn kiêng cho người đau dạ dày nên tránh các thực phẩm cứng, dai vì chúng có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn để nghiền nát thức ăn.
  • Các thực phẩm chua hoặc chứa chất kích thích: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng aicd dạ dày và khiến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng nặng hơn.
  • Thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị cay nóng có thể làm tăng tiết acid dạ dày và khiến bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn. Do đó, thực đơn cho người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm chưa chín, món tái, gỏi: Bạn nên hạn chế ăn các món ăn này khi bị đau dạ dày vì thực phẩm chưa chín có thể chứa vi khuẩn và nó có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến dạ dày làm việc vất vả hơn.

Ăn uống đúng giờ, đúng bữa

Với người bệnh dạ dày, việc ăn uống đúng giờ, đúng bữa có vai trò cực kỳ quan trọng. Nguyên nhân là do ăn uống điều độ sẽ giúp dạ dày hình thành phản xạ có điều kiện, phản xạ này giúp axit dạ dày tiết ra vào một thời điểm nhất định để tiêu hóa thức ăn. Do vậy, người bệnh nên ăn uống đúng giờ vào một khung giờ nhất định. Ngoài ăn uống đúng bữa, người bệnh cũng không nên ăn quá đói hoặc quá no vì nó đều có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Ăn uống đúng giờ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày hiệu quả hơn
Ăn uống đúng giờ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày hiệu quả hơn

Uống nước đúng cách

Bổ sung nước đúng cách sẽ giúp hạn chế các triệu chứng táo bón và tiêu chảy ở người bệnh dạ dày. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên uống nước. Thời điểm tốt nhất để người bệnh uống nước là lúc vừa ngủ dậy vào sáng sớm và trước khi ăn sáng khoảng 1 giờ đồng hồ. Nên hạn chế uống nhiều nước sau bữa ăn vì nó thể làm loãng acid dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây, nước dừa, các loại trà thảo dược hoặc nước canh… Tuyệt đối không uống các loại nước có ga vì hàm lượng acid cao trong loại nước này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

XEM THÊM:

Gợi ý thực đơn tốt cho người đau dạ dày

Để không bỡ ngỡ khi lên thực đơn hàng ngày, người bệnh dạ dày có thể tham khảo một số thực đơn cho người đau dạ dày đã được chuyên gia xây dựng hoàn chỉnh. Đây là thực đơn sử dụng các loại thực phẩm dễ tìm, cách thực hiện đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể:

Thực đơn 1: 

  • Bữa sáng: Người bệnh có thể ăn bữa sáng vào lúc 7 giờ với 1 bát cháo thịt băm và 1 cốc sữa 200ml. Nếu bị không dung nạp lactose thì người bệnh nên tránh uống sữa và thay bằng 1 cốc sữa đậu nành.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11 giờ, người bệnh nên ăn cơm mềm, thịt băm sốt cà chua, bí đao luộc, trứng rán.
  • Bữa xế chiều: Vào khoảng 2h chiều người bệnh nên ăn nhẹ bằng các loại hoa quả mềm như thanh long, dưa hấu, bơ…
  • Bữa tối: Ăn vào lúc 18h. Bữa ăn có thể có các món như cơm mềm, thịt băm hấp, rau cải luộc, cá kho.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Ăn vào lúc 7h. Thực đơn cho người đau dạ dày vào buổi sáng gồm có 1 bát cháo đậu xanh, 1 quả trứng.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11h. Thực đơn gồm có cơm mềm, cá quả hấp, đậu phụ sốt cà chua, rau củ luộc.
  • Bữa xế nhiều: Người bệnh có thể ăn dưa hấu, thanh long hoặc ăn 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: Nên ăn bữa tối vào lúc 18 giờ. Thực đơn gồm thịt gà rang gừng + bí đỏ nấu canh tôm.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Bắt đầu lúc 7 giờ. Thực đơn gồm: 1 cái bánh mì và 1 cốc sữa (có thể là sữa bò hoặc sữa đậu nành tùy từng trường hợp).
  • Bữa trưa: Bữa trưa bắt đầu lúc 11 giờ. Thực đơn gồm có cơm mềm, nõn tôm xào, rau cải luộc.
  • Bữa xế chiều: Bữa ăn nhẹ này bắt đầu lúc 14 giờ. Người bệnh có thể ăn 1 quả chuối và 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: Bữa ăn này bên bắt đầu lúc 18 giờ. Thực đơn gồm có cơm mềm, thịt bò kho, canh khoai tây hầm cà rốt.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Người bệnh có thể ăn từ 6h30 đến 7h bằng một bát cơm nếp nhỏ có thêm giò lụa để bổ sung sức khỏe cho buổi sáng hoạt động năng suất. Kèm với đó bạn có thể uống thêm 1 hộp sữa đậu nành.
  • Bữa trưa: Có thể ăn vào lúc 11h đến 11h30, ăn khoảng 2 bát cơm gạo tẻ, thịt luộc, bắp cải nấu và dưa hấu.
  • Bữa xế chiều: Bữa này là bữa phụ trong ngày, bạn có thể ăn thêm một chiếc bánh hoặc các loại bánh không quá ngọt hoặc chè vừng đen.
  • Bữa tối: Ăn vào lúc 6h30 đến 7h tối, thực đơn bao gồm thịt bò xào đậu cô ve, cà rốt luộc, canh rau cải và 1 quả táo.

Người bệnh có thể tham khảo 3 thực đơn cho người đau dạ dày trên đây để sắp xếp thực đơn hợp lý cho từng ngày trong tuần. Người bị đau dạ dày không nhất thiết phải thực hiện y nguyên thực đơn trên mà có thể thay đổi linh hoạt từng món ăn để phù hợp với điều kiện gia đình và sở thích của bản thân, miễn là đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Thực đơn hàng ngày của người bệnh dạ dày nên bổ sung đầy đủ nhóm chất
Thực đơn hàng ngày của người bệnh dạ dày nên bổ sung đầy đủ nhóm chất

Những lưu ý cần biết khi xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Để xây dựng một thực đơn cho người đau dạ dày khoa học, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thức ăn cho người bệnh dạ dày nên được cắt nhỏ, nấu chín nhừ để giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Nên lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Người bệnh nên hạn chế các món chiên xào thay vào đó là các món hấp, hầm, luộc.
  • Người bệnh không nên ăn quá nhiều trong một bữa, nếu có điều kiện có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không uống nhiều nước sau khi ăn và không vận động mạnh đặc biệt là tập luyện thể dục thể thao khi mới ăn xong.
  • Không nên ăn bữa tối sát giờ đi ngủ vì nó khiến dạ dày phải làm việc quá sức, không có thời gian để nghỉ ngơi.
  • Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần giữ tinh thần thoải mái để bệnh dạ dày không nặng lên.

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày khoa học sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không điều trị triệt để hoàn toàn. Do vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn vẫn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.