Khi mắc bệnh dạ dày nhiều người thường chủ quan không điều trị vì nghĩ bệnh chỉ gây đau bụng, khó chịu mà không nguy hiểm gì. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh dạ dày nếu không được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp bạn nên cẩn trọng.
Những biến chứng đau dạ dày nguy hiểm
Biến chứng bệnh dạ dày thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị đau dạ dày lâu năm nhưng không được điều trị hoặc điều trị sai cách. Theo thời gian, lớp niêm mạc dạ dày sẽ lan rộng và ăn sâu hơn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Dưới đây những biến chứng nguy hiểm mà người bị dạ dày phải đối mặt:
Biến chứng bệnh dạ dày – Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp ở nhiều người. Môn vị là điểm nối giữa dạ dày với tá tràng có tác dụng đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày viêm loét trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng hẹp môn vị dạ dày, khiến thức ăn xuống tá tràng gặp khó khăn.
Triệu chứng của hẹp môn vị dạ dày có thể phụ thuộc vào mức độ hẹp của môn vị. Hẹp môn vị thường tiến triển chậm và chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, môn vị mới chỉ bị hẹp một phần. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như đau vùng trên rốn, mức độ của cơn đau sẽ tăng lên sau khi ăn. Đi kèm với triệu chứng đau bụng là triệu chứng buồn nôn và nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong, chướng bụng, mệt mỏi. Sau khi nôn xong các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm dần.
- Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, môn vị bị hẹp toàn toàn và thức ăn sẽ không chuyển được từ dạ dày xuống tá tràng. Lúc này người bệnh sẽ bị đau bụng liên tục và có cảm giác chướng bụng. Tình trạng buồn nôn và nôn cũng thường xuất hiện ở đối tượng này, tuy nhiên thức ăn nôn ra là thức ăn của ngày hôm trước.
Để điều trị biến chứng đau dạ dày trong đêm này, người bệnh thường phải thực hiện phẫu thuật nối vị tràng, cắt dây thần kinh X chọn lọc, đồng thời mở rộng môn vị hoặc bệnh nhân được chỉ định cắt dây thần kinh số X kết hợp với nối vị tràng. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, chức năng tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều, sẽ không được như ban đầu.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp do viêm loét dạ dày nặng. Thủng dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng gây ra một hoặc nhiều lỗ thủng trên dạ dày. Nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, biến chứng dạ dày này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng thủng dạ dày là:
- Đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng trên (thượng vị). Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thượng vị sau đó lan rộng khắp khắp bụng, ngực thậm chí là vai lưng.
- Vùng bụng bị cứng lại như gỗ, bệnh nhân có để bị toát mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, tụt huyết áp và đau đớn ngay cả khi thở.
- Để điều trị thủng dạ dày, bạn cần dựa vào vị trí, kích thước và thời gian dạ dày bị thủng. Điều trị tình trạng thủng dạ dày càng sớm thì mức độ hồi phục của người bệnh càng cao.
- Theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân được điều trị sớm trước 12h kể từ khi có triệu chứng bệnh thì tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 0,5%, sau 12h thì nguy cơ tử vong lên đến 15%, con số này tăng lên 30% ở những bệnh nhân cao tuổi.
- Khi bị thủng dạ dày, người bệnh cần phải phẫu thuật ngay lập tức để tránh tình trạng acid dạ dày rò rỉ vào khoang bụng.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương quá mức, ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong và gây chảy máu. Xuất huyết dạ dày nhẹ có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, trong khi đó, xuất huyết dạ dày nặng có thể gây tử vong.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu ồ ạt. Về cơ bản là do:
- Loét dạ dày tá tràng: Tình trạng các ổ loét xơ chai, loét vào động mạch và có khả năng bị co lại thành mạch máu thường gây chảy máu ồ ạt và khó cầm.
- Viêm dạ dày cấp: Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh gây viêm loét trực tiếp nên niêm mạc dạ dày.
- K dạ dày: Nguyên nhân nay làm cho mạch máu tân sinh bị chảy máu một cách dai dẳng và đôi khi khó cầm máu được.
- Thoát vị hoành: Nguyên nhân hiếm gặp do chỗ chỗ thoát vị kẹt gây hoại tử và chảy máu.
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ bắt gặp một số triệu chứng như sau:
- Đi ngoài ra máu
- Nôn ra máu hoặc nôn ra bã có màu nâu cà phê.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, da dẻ nhợt nhạt.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ xuất huyết mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bị xuất huyết dạ dày nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi 24 – 48 giờ sau đó tiến hành nội soi cầm máu. Nếu bị xuất huyết dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc cầm máu ngay lập tức. Trường hợp xuất huyết vẫn không cải thiện, bệnh nhân sẽ phải làm phẫu thuật cắt dạ dày.
Ung thư dạ dày
Đây là một trong những biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm nhất. Ung thư dạ dày thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày mãn tính do nhiễm vi khuẩn HP. Bệnh dạ dày tái phát liên tục sẽ bào mòn lớp niêm mạc ở dạ dày và khiến các tế bào ở đây bị biến đổi. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào dạ dày và sẽ dẫn đến ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày có triệu chứng tương tự với những căn bệnh khác ở vị trí đau dạ dày nên rất khó phát hiện. Do vậy, nếu đang bị viêm dạ dày mãn tính thì người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo bạn đang bị ung thư dạ dày:
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân dù chế độ ăn uống, sinh hoạt không thay đổi.
- Đầy hơi, chướng bụng
- Cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất dày hơn và kéo dài dai dẳng.
- Cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng..
- Đại tiện ra máu.
Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh dạ dày
Để phòng ngừa biến chứng bệnh dạ dày hiệu quả, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp với việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này càng có vai trò quan trọng hơn ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mãn tính. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể giúp bạn phòng ngừa biến chứng dạ dày sớm.
Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý ở dạ dày
Biến chứng của bệnh dạ dày thường xuất hiện ở những người bị bệnh mãn tính, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Do vậy, ngay từ khi có dấu hiệu của bệnh dạ dày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để trị bệnh dạ dày hiệu quả bạn nên:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tùy vào nguyên nhân, mức độ của bệnh dạ dày mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc dạ dày thường được dùng là thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dày… Bạn có thể sử dụng một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả điều trị.
- Kết hợp với các mẹo dân gian: Bên cạnh các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian trị bệnh dạ dày như dùng mật ong, nghệ vàng, bạc hà, gừng… để tăng hiệu quả trị bệnh.
- Uống thuốc đúng giờ: Mỗi loại thuốc trị bệnh dạ dày thường có thời gian sử dụng khác nhau. Ví dụ như thuốc kháng acid nên uống ngay khi đau dạ dày, thuốc giảm tiết acid uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút…
- Tuân thủ liều dùng: Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều thuốc vì thuốc Tây có một số tác dụng phụ, nếu tự ý thay đổi liều lượng, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Không ngừng thuốc khi thấy bệnh cải thiện: Nhiều người có thói quen dừng uống thuốc khi thấy bệnh cải thiện. Tuy nhiên, việc làm này cực kỳ nguy hiểm, nó không những khiến bệnh không được điều trị dứt điểm mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây ảnh hưởng tới những lần điều trị sau.
- Sử dụng các bài thuốc Đông y: Các bài thuốc Đông y không chỉ an toàn mà nó còn giúp tác động trực tiếp vào căn nguyên gây dạ dày, do vậy phương pháp này được nhiều người sử dụng khi bị dạ dày. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y chỉ dùng cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày nhẹ bởi hiệu quả của phương pháp này thường khá chậm.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt phòng biến chứng bệnh dạ dày
Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng biến chứng bệnh dạ dày. Để hạn chế bệnh đau dạ dày nặng hơn, từ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do tình trạng trên gây ra, bạn nên:
- Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa: Ăn uống vào một giờ cố định có thể tác động đến cơ chế điều tiết acid trong dạ dày và khiến cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn đủ 3 bữa trưa, chiều tối, ăn tối trước 7h đêm và hạn chế ăn khuya.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Để tăng cường sức khỏe dạ dày, phòng ngừa các biến chứng, bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả và sữa chua…
- Ăn chậm, nhai kỹ: Điều này sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ một cách đáng kể, từ đó giúp giảm bớt công việc của dạ dày, khiến chúng phục hồi nhanh hơn.
- Không uống rượu bia, đồ uống có ga: Những loại đồ uống này có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và làm tăng nguy cơ biến chứng dạ dày.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức: Người bệnh không nên thức quá khuya, nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn… để tránh gây áp lực lên dạ dày.
- Tập luyện thể thao hàng ngày: Cách làm này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà nó còn tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa và giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn.
- Cẩn trọng khi dùng một số loại thuốc trị bệnh: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid… khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về biến chứng bệnh dạ dày, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị biến chứng dạ dày trong thời gian sớm nhất. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo bệnh dạ dày hoặc biến chứng dạ dày thì bạn không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện để được thăm khám.
XEM THÊM:
XEM NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!