Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không (Giải đáp chi tiết)

4.8/5 - (6 bình chọn)

Người bệnh đau dạ dày thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm, do đó cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm. Khoai lang là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, tuy nhiên đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Bạn đọc sẽ được giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng trong khoai lang

Khoai lang là thực phẩm không còn xa lạ với người Việt Nam. Khoai cũng có nhiều loại đa dạng như khoai lang tím, khoai lang mật… Thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Trong khoai có 77% là nước, 20,1% carb gồm tinh bột, đường và chất xơ, 1,6% protein và gần như không chứa chất béo. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa các dưỡng chất như canxi, kẽm, sắt, magie, vitamin A, C, E, B1…

Một số công dụng mà khoai lang mang đến cho cơ thể phải kể đến như:

  • Ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin A của cơ thể
  • Giảm căng thẳng, cải thiện thần kinh và tâm trạng
  • Cải thiện bệnh đái tháo đường
  • Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ
  • Tăng cường trí nhớ
  • Kháng khuẩn, kháng viêm và bảo vệ hệ tiêu hóa…
Khoai lang có chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết
Khoai lang có chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết

Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không, vì sao?

Khi bị đau dạ dày, người bệnh cần hết sức thận trọng trong việc ăn uống. Các món ăn hàng ngày nên được chế biến từ các thực phẩm có lợi, dễ tiêu hóa, hạn chế những đồ ăn cứng, chứa nhiều acid, gây tổn thương dạ dày…

tong-hop-benh-nhan-so-can-binh-vi-tan-3
Chỉ với 1 liệu trình Đông y đơn giản, hàng ngàn người bệnh đã thoát hẳn mọi đau đớn, phiền toái do bệnh dạ dày gây ra. Tất cả đều hài lòng và phản hồi rất tốt về chất lượng bài thuốc.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, khoai lang là thực phẩm phù hợp cho người bị đau dạ dày. Khoang lang khi nấu chín dễ tiêu hóa, có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm, loét ở niêm mạc dày dày. Đồng thời với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai lang còn tốt cho sức khỏe người dùng.

80% tinh bột trong khoai lang là tinh bột dễ tiêu và và có thể hấp thụ nhanh chóng. 12% lượng tinh bột không bị tiêu hóa, trở thành nguồn thức ăn cho lợi khuẩn ở ruột già và đóng vai trò như chất xơ. 8% lượng tinh bột còn lại tiêu hóa chậm hơn, ít có thể làm tăng đường máu.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Chuyên gia gợi ý cách chọn lựa thực đơn cho người đau dạ dày

Chất xơ của khoai lang được chia thành 2 nhóm:

  • Chất xơ hòa tan trong nước (dạng pectin): Loại chất xơ này tạo lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị và các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, chúng còn ngăn cản tình trạng hấp thu quá nhiều đường, giảm hiện tượng tăng đường huyết đột ngột ở người bệnh.
  • Chất xơ không hòa tan trong nước (cellulose và lignin): Loại chất xơ này trương nở, làm tăng cảm giác no. Từ đó, người bệnh sẽ giảm được lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang

Trong khoai lang có chứa một loại protein với tên gọi là sporamin. Hoạt chất này có tính chất chống oxy hóa cùng khả năng chữa lành các tổn thương một cách mạnh mẽ. Đồng thời, với lượng vitamin đa dạng, khoai lang hỗ trợ rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm loét lan rộng và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nguyên tố Kali cùng một lượng nhỏ Mangan có khả năng nâng cao tinh thần, giảm sự lo lắng ở người bệnh. Nhờ những điều này, mà người bệnh nên xếp khoai lang vào nhóm những thực phẩm nên bổ sung khi bị đau dạ dày trong đêm.

KẾT LUẬN: Dựa trên những phân tích trên, các chuyên gia tiêu hóa cho rằng người đau dạ dày thích hợp sử dụng khoai lang thường xuyên. Ăn khoai lang sẽ giúp giảm thiểu các căng thẳng cho dạ dày, hỗ trợ phục hồi, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn giúp chống viêm nhiễm. Tuy nhiên để đảm hiệu quả mang lại an toàn và tích cực, người bệnh.

Những lưu ý cho người bị đau dạ dày ăn khoai lang đúng cách

Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không, câu trả lời là hoàn toàn có. Để đảm bảo cơ thể hấp thụ được tối đa các dưỡng chất cũng như tránh những tác động không tốt từ khoai đến dạ dày, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nên ăn khoai chín: Khoai lang sống cứng, khó tiêu hóa. Nhựa khoai sống có thể làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bệnh cần chế biến kỹ khoai. Các món khoai luộc, hấp hay chế biến thành các loại bánh được khuyến khích sử dụng.
  • Ăn các loại khoai có màu đậm: Khoai tím, đỏ, hay có màu cam đậm chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại khoai lang nhạt màu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Điều này cần áp dụng không chỉ với khoai lang mà với tất cả  thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Tinh bột được tiêu hóa với enzyme trong nước bọt sẽ tốt cho giai đoạn hấp thụ khi xuống dạ dày.
  • Không ăn quá nhiều: Bạn không nên ăn quá nhiều khoai cùng một lúc ăn hay quá no trong một bữa. Việc ăn nhiều, ăn quá no khiến hệ tiêu hóa không hoạt động kịp và gây chướng bụng, đầy hơi. Người bị đau dạ dày còn có thể bị ợ chua, ợ nóng.
  • Đa dạng các món ăn: Bạn có thể chế biến khoai thành các món ăn khác nhau để bữa ăn thêm phong phú hơn. Ngoài ra kết hợp khoai với các thực phẩm khác giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tuyệt đối không ăn khoai lang mọc mầm: Đây là dấu hiệu cảnh bảo khoai lang đang nhiễm phải nấm mốc chứa rất nhiều độc tố gây hại cho gan và dạ dày.
  • Không ăn khi đầy bụng: Khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường, vì vậy không thích hợp với người bị chướng bụng. Bởi vì hoạt động tiêu hóa của dạ dày không ổn định sẽ khiến tình trạng đầy bụng trầm trọng hơn.

Với các thông tin được cung cấp ở trên, bạn đọc đã được giải đáp cụ thể câu hỏi đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để người bệnh đau dạ dày cải thiện sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

XEM NGAY

vtv2-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này đã được VTV2 kiểm chứng thông tin về chất lượng, hiệu quả. Đã có hơn 75.000 người tin dùng và khỏi bệnh dạ dày chỉ sau liệu trình từ 1 - 3 tháng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *