Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không: Giải đáp chi tiết

4.9/5 - (7 bình chọn)

Người bị đau dạ dày cần thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn. Đối với sữa chua, đây là một món ăn quen thuộc với hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đau dạ dày có nên ăn sữa chua không, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lợi ích và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lên men từ sữa bằng các vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Trong sữa chua có 2 probiotics chính gồm: Bifidobacterium và Lactobacillus. Ngoài ra thành phần của sữa chua còn chứa đường, đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể….

Hàm lượng dinh dưỡng trong 228gr sữa chua có:

  • 138 calo
  • 7g chất béo
  • 8gr protein
  • 11gr carbohydrate
  • 4.8gr chất béo bão hòa
  • 21% lượng canxi cần thiết mỗi ngày cho cơ thể người khỏe mạnh
  • 35% vitamin B12
Người mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua
Người mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua

Sữa chua dùng để tăng cường đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn và vitamin trong sữa chua dùng với mục đích phục hồi sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Nhờ đó, chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa được cải thiện.

Một số trường hợp, người bệnh sử dụng sữa chua không đường để cải thiện chứng cholesterol cao, tiểu đường , HIV / AIDS. Hoặc nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày và ngăn ngừa ung thư ở đại trực tràng. Ngoài ra, thực phẩm này còn được sử dụng để cải thiện sức mạnh cơ bắp, ngừa cảm lạnh, cảm cúm…

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không, vì sao?

Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai. Triệu chứng của bệnh là đau bụng, ợ nóng, chán ăn, đầy hơi… Trường hợp bệnh nặng còn gây nôn, sụt cân không rõ nguyên nhân, xuất huyết dạ dày….

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh đau dạ dày không nên ăn món chua, có tính acid. Tuy nhiên, với sữa chua, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bình thường.

Nguyên do là bởi sữa chua mang lại những lợi ích như:

  • Nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với acid trong dịch vị dạ dày. Acid lactic có trong sữa chua còn mang đến công dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây bệnh đau dạ dày.
  • Những vi khuẩn lên men trong sữa chua có khả năng tạo nên enzym proteaza. Loại enzyme này giúp thủy phân các protein thành acid tự do. Nhờ đó việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. .
  • Trong sữa chua có các vi khuẩn lên men làm tăng số interferon gamma. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều bệnh tật cho người bệnh. Vi khuẩn lên men trong sữa chua có khả năng bám vào niêm mạc tiêu hóa, tiết ra kháng sinh tự nhiên, kìm hãm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày phát triển.
  • Lợi khuẩn Streptococcus Thermophilus có nhiều trong sữa chua. Streptococcus Thermophilus có khả năng giúp ức chế các loại hại khuẩn cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và đường ruột. Chúng còn làm giảm thiểu các cơn đau ở dạ dày. từ đó ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, khó tiêu và đầy chướng bụng.
Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua
Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua

Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy: Những người ăn sữa chua hàng ngày kết hợp với việc dùng thuốc chữa dạ dày có kết quả phục hồi lên đến hơn 71% so với những trường hợp thông thường. Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP giảm đi đáng kể nhờ ăn sữa chua.

Cách sử dụng sữa chua cho người bị đau dạ dày

Để sữa chua phát huy tối đa công dụng và lợi ích, người bệnh đau dạ dày nên lưu ý trong việc sử dụng sao cho đúng cách.

Khi nào nên ăn sữa chua?

Thời điểm ăn sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thực phẩm này phát huy công dụng hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày trong đêm. Người bệnh nên ăn sữa chua tốt nhất trong thời điểm sau:

  • Sau bữa ăn chính 1-2 tiếng: Đây là thời gian lợi khuẩn có thể phát triển tốt nhất. Dịch vị dạ dày khi này đã loãng, độ pH trong dạ dày tạo điều kiện cho lợi khuẩn hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ăn sữa chua vào xế chiều: Thời điểm này tốt cho người phải thường xuyên phải làm việc với các thiết bị điện tử. Ăn vào xế chiều, cơ thể sẽ được tăng thêm sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ từ các thiết bị điện tử gây nên.
  • Ăn trước khi đi ngủ 1-2 tiếng: Thời điểm này ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể thư giãn, hấp thụ canxi tốt và dễ ngủ hơn.
Sữa chua cần được sử dụng đúng cách phát huy tác dụng tốt nhất
Sữa chua cần được sử dụng đúng cách phát huy tác dụng tốt nhất

Những điều nên làm khi ăn sữa chua

Khi ăn sữa chua, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau:

  • Bạn nên ăn sữa chua cùng rau, củ và trái cây có lợi khác. Ăn sữa chua với trái cây làm tăng hương vị cho món ăn, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Sữa chua hoa quả có tác dụng làm đẹp da, giảm cân hiệu quả.
  • Lựa chọn các loại sữa chua có lợi sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Nhiều loại sữa chua được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và tốt hơn cho hệ tiêu hóa như sữa chua Hy Lạp, sữa chua có nguồn gốc thực vật,…
  • Bạn nên ăn sữa chua không đường để giảm thiểu các áp lực mà đường tinh luyện gây cho dạ dày. Đồng thời sữa chua không đường tốt cho sức khỏe hơn.
  • Bạn nên chọn các loại sữa chua có nguồn gốc đảm bảo. Sữa chua nên được bảo quản ở nhiệt độ 6-8 độ C để giữ được hương vị cùng dưỡng chất.

XEM THÊM:

Những điều không nên làm khi ăn sữa chua

Trái với những điều cần làm khi ăn sữa chua, dưới đây là những điều cần tránh để đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa:

  • Không hâm nóng sữa chua: Việc hâm nóng sữa chua sẽ làm mất đi các lợi khuẩn và chất dinh dưỡng. Vì thế bạn chỉ nên ăn sữa chua ở nhiệt độ mát.
  • Không nên ăn sữa chua với thịt đã chế biến sẵn: Quá trình chế biến, thịt sẽ tiết ra chất nitrat và kết hợp với sữa chua tạo ra nitrosamine. Đây là một loại chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
  • Không nên ăn quá nhiều: Sữa chua ăn hàng ngày là thói quen tốt, thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Với người bị các bệnh về đường ruột hay đang bị tiêu chảy, chướng bụng, ợ chua… chỉ nên ăn sữa chua vào các thời điểm phù hợp ở trên. Tránh ăn quá nhiều trong một lần khiến hệ tiêu hóa bị kích thích.
  • Không ăn sữa chua khi đói: Khi đang đói, acid trong dạ dày tăng cao. Acid có trong sữa chua sẽ phối hợp với acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét, tăng tần suất các cơn đau.
  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa chua: Thêm một điều cần lưu ý nữa với các cha mẹ là không cho trẻ nhỏ dưới một tuổi dùng sữa chua. Khi này, trẻ sẽ dễ bị bệnh tiêu hóa.
  • Đối tượng không nên ăn sữa chua: Người mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, xơ cứng động mạch hay viêm tuyến tụy không nên sử dụng sữa chua

Người bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhờ những lợi ích vượt trội mà loại thực phẩm này mang lại. Người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ thành phần và sử dụng sữa chua đúng cách nhằm hấp thu tốt các dưỡng chất và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp các câu hỏi đau dạ dày có ăn được sữa chua không, đau dạ dày ăn sữa chua có tốt không. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ và xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh dạ dày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.