Đau dạ dày trong đêm: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

5/5 - (12 bình chọn)

Đau dạ dày trong đêm là hiện tượng đau thắt dữ dội vùng bụng khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, quằn quại, thậm chí mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lý này và cách khắc phục hiệu quả ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp một cách chi tiết về các thắc mắc này.

Đau dạ dày trong đêm là gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày trong đêm là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường có cảm giác đau âm ỉ, đôi khi đau quặn thành từng cơn ngay cả khi cơ thể đang ngủ say. Điều này khiến người bệnh đau đớn, tỉnh giấc, những cơn đau kéo dài khiến bạn không thể bước vào giấc ngủ trở lại.

Đau dạ dày trong đêm khiến người bệnh mất ngủ
Đau dạ dày trong đêm khiến người bệnh mất ngủ

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khuyến cáo, đau dạ dày về đêm là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa hoạt động kém và gây nên những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như:

Hẹp môn vị: Môn vị là cơ quan đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đau dạ dày về đêm với tần suất thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến hẹp môn vị. Khi đó thức ăn bị tắc nghẽn không lưu thông và bị tồn đọng ở dạ dày gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn ra máu, xuất hiện cơn đau thắt ở dạ dày.

Xuất huyết dạ dày: Các cơn đau trào ngược hoặc viêm loét dạ dày diễn ra lâu ngày khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Kéo đến mao mạch máu ở thành dạ dày bị chảy máu, người bệnh thường nôn mửa và đi ngoài ra máu. Ngoài ra nếu cơ thể mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thủng dạ dày: Lớp niêm mạc bị viêm loét do sự bào mòn của Axit dịch vị khiến lớp niêm mạc ngày càng mỏng dần và có nguy cơ làm thủng dạ dày. Từ đó thức ăn dễ dàng rơi vào ổ thủng và các cơ quan khác, gây ra bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc.

Ung thư dạ dày: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, không chỉ làm xuất hiện cơn đau về đêm mà có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hơn nữa đây là tình trạng khối u ác tính phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Vì vậy, nếu bệnh không sớm được phát hiện và điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày vào ban đêm

Bệnh nhân có thể nhận biết chứng đau dạ dày thông qua các biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện cơn đau nặng vào 1-2 giờ sáng, lặp lại nhiều lần trong đêm khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, không thể ngủ lại được.
  • Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, đau thượng vị bên trái và phải, đau ở giữa bụng. Đồng thời có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
  • Kèm theo một số hiện tượng như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, khó thở, đau dạ dày buồn nôn.

Khi xuất hiện những dấu hiệu nhận biết trên người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động đi thăm khám, phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng phải điều trị lâu dài.

Nguyên nhân đau dạ dày trong đêm

Đau dạ dày vào ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó thường gặp nhất là:

Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Thói quen ăn uống không điều độ là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau dạ dày vào ban đêm. Từ đó khiến dạ dày bị rối loạn chức năng co bóp và có xu hướng bài tiết axit quá mức. Dẫn đến đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn. Nếu không thay đổi thói quen xấu này niêm mạc dạ dày có thể bị viêm loét, tổn thương nặng.

Dưới đây là một số thói quen ăn các loại thực phẩm không tốt khiến cho cơn đau dạ dày xuất hiện:

  • Ăn đồ ăn có tính axit lớn gây kích thích niêm mạc tiết acid khiến cho người bệnh bị trào ngược hay viêm loét dạ dày.
  • Món ăn khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng…sẽ tồn đọng trong dạ dày rất lâu khiến cho dịch vị tiết nhiều acid. Dẫn đến dạ dày phải hoạt động liên tục để có thể tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn tới các triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, bụng đau âm ỉ.
  • Thường xuyên ăn các loại quả có tính axit cao như cam, chanh, xoài, cóc…Đây đều là những loại hoa quả có khả năng gây kích thích niêm mạc tiết acid khiến cho người bệnh bị trào ngược hay viêm loét dạ dày.
  • Thức ăn ôi thiu, móc hỏng chứa nhiều vi khuẩn, nấm vi sinh. Khi đi vào cơ thể sẽ gây ra kích ứng và gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy vào ban đêm.
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ khiến dạ dày không kịp làm việc để tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm đồ ăn tích tụ trong dạ dày gây chướng bụng, đau tức và hình thành các cơn đau quặn thắt kéo dài. Đặc biệt thức ăn bị đọng lại sẽ lên men, hình thành thêm acid trong dạ dày làm gia tăng viêm loét nhanh hơn.

Đau dạ dày vào ban đêm do stress và thức khuya nhiều

Đầu óc mệt mỏi kết hợp với tinh thần căng thẳng, thức khuya thường xuyên là nguyên nhân khiến cho người bệnh đau dạ dày trong đêm. Khi bạn thức khuya các cơ quan không được nghỉ ngơi điều này dẫn tới tình trạng dạ dày làm việc quá tải.

Thêm vào đó trong quá trình căng thẳng, stress nặng nề khiến dạ dày bài tiết ra dịch acid nhiều hơn. Đáng chú ý là lượng acid này không được trung hòa khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng, hình thành nên những cơn đau nhức.

Chứng trào ngược thực quản dạ dày

Trào ngược thực quản dạ dày làm xuất hiện các cơn đau bao tử về đêm
Trào ngược thực quản dạ dày làm xuất hiện các cơn đau bao tử về đêm

Đây là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Nguyên nhân là do acid dạ dày tiết ra quá nhiều khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua hay ợ nóng.

Trào ngược thực quản dạ dày xảy ra vào ban đêm làm cho người bệnh gặp phải các cơn đau bụng, cồn cào ruột. Vì thế, nếu gặp phải triệu chứng này bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời tránh gây ra nhiều bệnh lý liên quan.

 Đau dạ dày vào lúc gần sáng do viêm loét dạ dày

Triệu chứng này xảy ra khi niêm mạc tại vùng hang vị và tá tràng bị tổn thương do acid dạ dày gây nên. Sau khi ăn uống bệnh nhân sẽ nhanh chóng cảm nhận được cơn đau bụng diễn ra.

Người bị viêm loét dạ dày nếu thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp sẽ gây ra các cơn đau bụng vào ban đêm. Trong trường hợp viêm loét dạ dày ở tình trạng nặng hoàn toàn có thể gây thủng dạ dày.

Ung thư dạ dày

Ưng thư dạ dày là bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa gây ra các cơn đau âm ỉ, dữ dội
Ưng thư dạ dày là bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa gây ra các cơn đau âm ỉ, dữ dội

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở hệ tiêu hóa. Bệnh này thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu do không có có các biểu hiện đặc trưng. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì một loạt các triệu chứng rõ ràng xuất hiện như nôn ra máu, chán ăn, cơ thể suy nhược, đau dạ dày..

Một số yếu tố khác

Bên cạnh các nguyên nhân chính trên, đau dạ dày trong đêm còn có thể khởi phát do các yếu số khác như:

  • Ăn uống không đều đặn, ăn sai giờ đặc biệt là bỏ bữa tối.
  • Uống nhiều trà đặc, cà phê, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
  • Uống nhiều thuốc Tây liên tục trong một thời gian dài.

Một số phương pháp trị đau dạ dày trong đêm hiệu quả 

Đau dạ dày về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh này cần điều trị dứt điểm ngay tránh để tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị chứng bệnh này mang liệu hiệu quả tích cực mà bạn có thể tham khảo thêm:

Chữa đau dạ dày vào ban đêm với thuốc uống Tây y

Chữa đau bao tử bằng thuốc Tây
Chữa đau bao tử bằng thuốc Tây

Đây là phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày trong đêm được sử dụng phổ biến như một liệu pháp cấp bách. Bởi thuốc Tây có ưu điểm là cho hiệu quả giảm đau nhanh, dễ sử dụng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cũng như mức độ, tình trạng và triệu chứng biểu hiện của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc nhất định. Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây có thể gây nên tác dụng phụ, ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nên cần cân nhắc nếu sử dụng trong một thời gian dài. Một số loại thuốc Tây chữa đau dạ dày về ban đêm được dùng nhiều:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp giảm nhanh cơn đau ở dạ dày một cách nhanh chóng. Ngoài ra thuốc kháng sinh còn chống viêm hiệu quả.
  • Thuốc Gastropulgite: Công dụng là tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, xoa dịu cơn đau nhanh chóng, làm dịu các vết viêm nhiễm. Dẫn đến nhanh chóng làm lành các tổn thương giúp dạ dày êm hơn, trung hòa axit.
  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế histamin H2: Các hoạt chất trong thuốc có tác dụng mạnh hơn các loại thuốc kháng axit thông thường. Vì vậy thuốc được sử dụng trong trường hợp thuốc kháng axit không đủ để cung cấp cứu trợ.
  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP: Giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau và hạn chế được những triệu chứng khác của đau dạ vào ban đêm.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc giúp ức chế hoạt động của proton – tế bào làm sản sinh axit.

Điều trị bằng Đông y

So với thuốc Tây những bài thuốc từ Đông y có tác dụng chậm hơn nhưng an toàn, lành tình và không để lại tác dụng phụ. Ngoài ra sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên giúp hiệu quả điều trị cao hơn nên nhiều người tin dùng. Sau đây là một số bài thuốc được sử dụng khi bị đau dạ dày vào đêm và sáng sớm:

Bài thuốc 1: 12g thược dược, 8g sài hồ, 4g cam thảo sấy khô. Cỏ gấu, xuyên khung, chi xác mỗi loại 8g. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 2: Nghiền mịn 48g thảo linh chi, 50g hương hồ sau đó trộn 2 thảo dược chung với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa. Hàng ngày lấy 1 thìa cà phê pha với nước, uống 4 lần/ngày.

Bài thuốc Đông Y có sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên mang đến hiệu quả điều trị cao
Bài thuốc Đông Y có sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên mang đến hiệu quả điều trị cao

Bài thuốc 3: Lấy 15g hạt cau, 10g cam thảo bắc, trần bì và quảng hoắc hương mỗi loại 15g, củ gấu 25g, la bạc tử 45g. Cho tất cả nguyên liệu này vào ấm sắc với 2 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi nước rút xuống còn 250ml tắt bếp, chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Bài Thuốc 4: Sơ can Bình vị tán sử dụng 3 loại thảo dược quý có khả năng ức chế và tiêu diệt khuẩn HP tận gốc:

  • Chè dây: Chứa hoạt chất Flavonoid có công dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó chè dây còn giảm đau nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình lành vết loét.
  • Dạ cầm: Có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giải độc và thanh lọc cơ thể. Nhờ vậy làm êm cơn đau, se khít các vết thương cho bệnh nhân.
  • Lá khôi: Chứa hàm lượng lớn tanin và glucosid làm giảm nồng độ axit và trung hòa dịch vị trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn.

Bài thuốc chứa các thành phần dược liệu đặc trị đem đến hiệu quả điều trị từ trong ra ngoài, loại bỏ vi khuẩn HP, lưu thông máu để giảm đau. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của triệu chứng bên ngoài và giúp hồi phục thể trạng tốt hơn.

Nhờ vào sự ưu việt vượt trội này, bài thuốc Sơ can Bình vị tán đã vượt qua rất nhiều bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày khác và được người Việt tin tưởng lựa chọn để điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về đau dạ dày. Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ hấp thụ của từng người thông thường mỗi người bệnh sẽ sử dụng với lộ trình từ 1-3 tháng.

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Áp dụng các mẹo giúp cải thiện đau dạ dày vào lúc gần sáng tại nhà

Ngoài 2 biện pháp điều trị bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để cải thiện nhanh chóng triệu chứng của căn bệnh này:

Uống trà gừng giảm đau dạ dày về đêm

Hai hoạt chất có trong gừng là Oleoresin, Tecpen có thể trung hòa acid dạ dày, hạn chế phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày. Do vậy uống trà gừng giúp xoa dịu cơn đau dạ dày nhanh, làm ấm cơ thể và kích thích lưu thông máu ở dạ dày

Cách thực hiện:

  • Lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch thái lát mỏng, hãm cùng với nước sôi trong vòng 15 phút.
  • Đợi khi nước ấm cho một thìa mật ong vào để tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh.
  • Uống trà gừng khi còn ấm, uống từng ngụm nhỏ để nước dễ dàng thấm vào thành dạ dày.

Uống mật ong ấm

Mật ong pha nước ấm là một loại nước uống ngon miệng và bổ dưỡng
Mật ong pha nước ấm là một loại nước uống ngon miệng và bổ dưỡng

Tương tự như trà gừng, mật ong cũng chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn cũng sẽ làm dịu cơn đau dạ dày bùng phát vào ban đêm hiệu quả. Ngoài ra, khi uống mật ong vào ban đêm còn giúp bổ sung đường, năng lượng thiếu hụt do cơ thể đang bị đói.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho 3 thìa mật ong cà phê vào cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Dùng ngay khi còn ấm, uống từng ngụm nhỏ để giúp cải thiện cơn đau dạ dày.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong và nghệ giúp nhân đôi công dụng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.

Ăn lá bạc hà

Loại lá này có công dụng chống viêm, chống oxy hóa và kích thích tiêu hóa giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày rất tốt.

Lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, nấm bui.

  • Đến khi ráo nước người bệnh lấy lá bạc hà cho vào miệng nhai kỹ và nuốt.
  •  Người bệnh lấy vài lá bạc hà sau đó cho vào miệng nhai và nuốt.

Sử dụng nha đam

Trong nha đam có chứa nhiều nước và vitamin, khoáng chất nên được sử dụng để làm thức uống giải nhiệt. Không những thế, người bệnh bị đau bao tử có thể sử dụng lô hội để giảm các cơn đơn dạ dày vào ban đêm.

Đặc biệt hơn, hàm lượng chất xơ nhiều và dồi dào sẽ giúp giảm độ pH trong dịch vị, giảm hiện tượng trào ngược.

Cách làm rất đơn giản: 

  • Sử dụng 1 dến 2 nhánh nha đam, rửa sạch, bỏ vỏ.
  • Lấy phần thịt trắng xay nhuyễn, thêm đường để uống trực tiếp.
  • Có thể uống trước khi ăn ít nhất 20 phút.

Chườm nóng

Đây là cách làm giúp gia tăng lượng máu trong cơ thể, giảm đau nhanh chóng giúp bạn dễ ngủ hơn. Lưu ý là nên tránh chườm ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây bỏng da vùng bụng.

  • Đổ nước nóng vào trong túi chườm, sau đó áp lên vị trí đau dạ dày trong vòng 15 phút.
  • Kết hợp uống một cốc nước ấm để làm loãng dịch vị dạ dày đồng thời giúp làm ấm bụng.

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày vào sáng sớm

Để những cơn đau dạ dày không còn xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, cay nóng, chứa nhiều axit. Đây đều là những món ăn có hại cho dạ dày và khiến cho cơn đau trở trở nên trầm trọng hơn.
  • Ăn vừa phải tránh ăn quá no trong một bữa. Việc ăn quá no khiến dạ dày phải làm việc quá công suất trong thời gian ngắn, làm gia tăng thức ăn ứ đọng. Người đau dạ dày nên ăn đủ 3 bữa/ngày, bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các bữa phụ để không bị đói.
  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn được tẩm nước bọt và bổ sung enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, việc ăn quá nhanh thức ăn sẽ rất khó tiêu, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày.
  • Ngủ sớm và hạn chế việc thức khuya sau 11 giờ đêm để cho dạ dày và các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi.
  • Tích cực tập thể dục để tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất, duy trì cơ thể khỏe mạnh, giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Luôn giữ tâm lý ổn định, vui vẻ lạc quan để hệ thần kinh được thư giãn, hạn chế sự co thắt quá mức của dạ dày.
  • Tránh căng thẳng nhiều hoặc áp lực quá mức. Bởi khi cơ thể ở trong trạng thái này sẽ gây áp lực lên dạ dày và tiết nhiều acid. Người bệnh nên thả lỏng đầu óc bằng cách đọc một vài cuốn sách, nghe nhạc hoặc tập luyện yoga, ngồi thiền…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược, viêm loét dạ dày…để có biện pháp điều trị sớm.
  • Nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo về triệu chứng đau dạ dày thì không nên chần chừ mà hãy tìm cách điều trị ngay hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Như vậy, đau dạ dày trong đêm khiến cuộc sống của người bệnh đảo lộn cũng như sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Vì thế việc điều trị là điều cấp bách ngay sau khi phát hiện những triệu chứng của căn bệnh này. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ là nguồn kiến thức bổ ích gửi tới tất cả mọi người.

Xem thêm: 

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *