Các cấp độ đau dạ dày và cách khắc phục hiệu quả

Đánh giá bài viết

Các cấp độ đau dạ dày được chia thành 4 giai đoạn, ở các giai đoạn nặng cơn đau thường bùng phát với tần số thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần nhanh chóng có phương án điều trị cũng như xử lý sớm để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin về căn bệnh này.

Các cấp độ đau dạ dày cùng dấu hiệu cảnh báo 

Đau dạ dày xảy ra khi dạ dày bị tổn thương lớp niêm mạc hoặc có thể bị sưng, viêm. Bệnh thường được phát hiện khi đã nặng cùng các triệu chứng biểu hiện rõ rệt khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày điển hình là cảm giác đau tại vùng thượng vị, cơn đau bắt đầu ngay dưới xương ức, ợ chua, đầy hơi và khó tiêu. Các cấp độ đau dạ dày chia thành 4 giai đoạn, sau đây là biểu hiện của từng cấp độ đau:

Cấp độ 1 – Viêm dạ dày

Dạ dày được bảo vệ, bao bọc bởi một lớp màng nhầy không cho dịch vị tiêu hóa tiếp xúc với niêm mạc. Lớp màng nhầy có thể thể tự phục hồi sau khi bị tổn thương do nó có chất trung hòa bảo vệ. Nhưng khi lớp màng nhầy này bị kích ứng bởi một số tác nhân khiến dịch vị sẽ tiếp xúc trực tiếp với dạ dày dẫn đến viêm dạ dày.

Viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị viêm và sưng, đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh với các triệu chứng gồm có:

Đau vùng thượng vị – Đau bụng trên: Xuất hiện cảm giác đau nhói, đau từng cơn ở vùng rốn lên xương sườn. Cơn đau có thể đến khi đói hoặc sau khi ăn hoặc có thể về đêm. Nguyên nhân là dạ dày tiết ra một lượng lớn axit tác động làm tổn thương đến vị trí viêm.

bo-che-pham-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao. Sau 2 giờ dùng thuốc, cơn đau dạ dày giảm đáng kể. Sau 3 ngày, bệnh chuyển biến tích cực. Mọi đau đớn, khó chịu đều dứt hẳn chỉ sau 1 liệu trình.

Đầy bụng: Người bệnh bị đầy bụng ngay sau khi ăn hoặc ăn xong sau một thời gian. Triệu chứng này có thể biến mất khi người bệnh làm việc và hoạt động thể chất. Tuy nhiên trong bữa ăn tiếp theo bạn sẽ có cảm giác chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến có thể không hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Cảm giác trào ngược, nôn ói: Nguyên nhân là do dịch vị và axit dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến đầy bụng và trào ngược dạ dày. Hiện tượng nôn liên tục khiến dạ dày co thắt mạnh, tổn thương niêm mạc khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các cấp độ đau dạ dày bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh
Các cấp độ đau dạ dày bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Cấp độ 2 – Loét dạ dày

Tình trạng loét dạ dày xảy ra khi vết thương bị viêm kéo dài và tái phát nhiều lần do không chữa trị. Do đó vết loét càng nặng thì sẽ ăn sâu vào niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thường xuất hiện với các triệu chứng: 

  • Xuất hiện những cơn đau thường xuyên, dai dẳng do lượng axit tiết ra quá nhiều so với bình thường.
  • Có cảm giác buồn nôn, bị nôn do dịch vị dạ dày dư thừa. Nếu người bệnh nôn nhiều sẽ khiến khả năng co bóp của dạ dày bị suy giảm dẫn đến hiện tượng bị trào ngược dạ dày.
  • Sụt cân bất thường do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém, gây nên tình trạng mệt mỏi, giảm sức đề kháng kèm theo nhiều bệnh lý khác.
  • Đi đại tiện ra máu do vết loét của dạ dày làm tổn thương nặng đến lớp niêm mạc gây xuất huyết dạ dày.

Cấp độ 3 – Đau dạ dày cấp

Đây là giai đoạn bệnh lý chuyển nặng và khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đau dạ dày cấp kéo dài có thể làm xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày kèm một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau:

  • Đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, cảm giác nóng rát, cồn cào vùng bụng. Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn no, khi đói, vào ban đêm hoặc gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi. Một số trường hợp người bệnh chỉ đau âm ỉ, nóng rát vùng bụng và thi thoảng đau quặn từng cơn.
  • Buồn nôn, nôn với tần suất liên tục: Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải dẫn đến suy nhược.
  • Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng, ăn không ngon miệng.

Cấp độ 4 – Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng đặc biệt nguy hiểm trong các cấp độ đau dạ dày. Các vị trí tổn thương trong cơ quan dạ dày ngày càng nhiều hơn các mô mới hình thành đã bị mất kiểm soát tạo điều kiện cho các tế bào ung thư có điều kiện phát triển.

Ưng thư dạ dày là cấp độ nguy hiểm nhất của đau dạ dày
Ưng thư dạ dày là cấp độ nguy hiểm nhất của đau dạ dày

Khi bạn gặp phải những triệu chứng như đau dai dẳng, sụt cân một cách bất thường, nôn và đi đại tiện ra máu, ợ hơi, khó tiêu…một cách thường xuyên thì rất có khả năng đau dạ dày đã chuyển sang giai đoạn ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có 2 loại là lành tính và ác tính. Với trường hợp u lành tính có thể thực hiện cắt bỏ. Còn với u ác tình thì rất khó điều trị bởi các tế bào ung thư lây lan một cách nhanh chóng và không thể điều trị được. Do vậy ung thư dạ dày là cấp độ nguy hiểm nhất và cần được phát hiện sớm để tránh biến chứng.

Các cấp độ của bệnh đau dạ dày thường gặp ở những đối tượng nào?

Các cấp độ của bệnh đau dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến nhất ở những nhóm đối tượng sau:

  • Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn so với người bình thường. Kèm theo đó là hiện tượng trào ngược cũng diễn ra thường xuyên gây viêm nhiễm, loét dạ dày, đau nhức ở vùng ổ bụng.
  • Yếu tố di truyền, nếu như trong gia đình bạn đã từng có người mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ bạn cũng bị bệnh là khá cao. Tuy nhiên yếu tố gen di truyền chỉ tính với bố mẹ, anh, chị, em ruột.
  • Những người thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến quá mặn khiến dạ dày mà ngay cả thận cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn lúc này chất nitrites có trong các hộp thịt được chế biến sẵn chuyển đổi thành chất gây ung thư, làm tăng nguy mắc ung thư dạ dày.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, tỷ lệ mắc bệnh về dạ dày rất cao lên đến hơn 40%.
  • Người nhiễm phải vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn sống trong dạ dày, xuất hiện trong những mảng bám thức ăn và có thể lây từ người này sang người khác. Vì thế mỗi chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng cách ăn chín uống sôi để tránh bị nhiễm bệnh.

Giải pháp khắc phục các cấp độ đau dạ dày hiệu quả

Đau dạ dày là bệnh cần được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận, theo đó bạn có thể điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y, Tây y hoặc áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà. Tùy thuộc vào vị trí đau dạ dày trên cơ thể bạn có thể lựa chọn các cách chữa trị phù hợp sau:

Áp dụng bài thuốc Đông Y chữa đau dạ dày

Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn và không để lại tác dụng phụ
Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn và không để lại tác dụng phụ

Các bài thuốc Đông Y chữa đau dạ dày đang được nhiều lựa chọn thực hiện bởi nguyên liệu từ thiên nhiên nên có độ an toàn cao. Người bị đau dạ dày có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày Đông Y:

Bài thuốc thạch bì chi tử

  • Nguyên liệu: Bối mẫu, trần bì, trạch tả, thạch bì, thược dược, chi tử.
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm đổ nước sắc đến khi đặc rồi chia làm 5 lần để uống trong ngày.

Bài thuốc hương phụ bình lang

  • Nguyên liệu gồm: Hương phụ, binh lang, cam thảo, lai phục tử, hoắc hương, tam tiên, phật thủ và trần bì.
  • Cách làm: Cho các nguyên liệu thuốc trên vào ấm sắc thành nước cốt, chia đều làm 3 lần uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y khác biệt thuốc Tây y ở chỗ là không cho tác dụng điều trị nhanh. Vì thế bạn cần sử dụng từ từ, lâu dài mới có hiệu quả. Ngoài ta các dược tính mà thuốc Đông y mang lại sẽ ngấm dần vào cơ thể giúp điều trị bệnh tận gốc, nhờ đó hạn chế được những phản ứng phụ và không để lại biến chứng.

Chữa các mức độ đau dạ dày bằng thuốc Tây

Các loại thuốc uống Tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ và ngăn ngừa biến chứng đau dạ dày. Trước khi dùng thuốc để chữa bệnh người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Từ đó biết được liều lượng dùng thuốc sao cho phù hợp.

Dùng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Dùng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Sau đây là các loại thuốc dùng để điều trị bệnh đau dạ dày bạn có thể tham khảo và lựa chọn như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh có tên cephalosporin.
  • Nhóm thuốc có tác dụng giúp trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Nhóm thuốc giúp giảm tiết dịch vị dạ dày.

Các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn và đau thương vị được điều trị bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả chữa trị. Do thuốc Tây có hiệu quả nhanh và để lại tác dụng phụ trước khi dùng bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số mẹo dân gian chữa các cấp độ đau dạ dày tại nhà 

Nếu đau dạ dày ở mức độ nhẹ với những triệu chứng đau vùng bụng, buồn nôn, ợ hơi người bệnh có thể điều trị đau dạ dày không dùng thuốc tại nhà. Có rất nhiều mẹo dân gian chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:

Dùng củ nghệ 

Trong củ nghệ có chứa chất curcumin giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức mỏi, nóng rát, hạn chế quá trình sản sinh ra dịch tiết dạ dày. Với cách này, công đoạn thực hiện rất đơn giản theo các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch củ nghệ dùng cối giã nhuyễn.
  • Bước 2: Bỏ nghệ vào cốc ngâm với nước trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
  • Bước 3: Thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều sao đó uống luôn. Mỗi ngày nên uống 2 lần vào sáng , tối để bệnh đau dạ dày được cải rõ rệt.

Biện pháp chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng và triệu chứng đau dạ dày hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt chườm nóng sẽ giúp máu được lưu thông nhanh, giãn các cơ, cải thiện máu đến bụng giúp cơn đau thuyên giảm.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng nước nóng: Cho nước vào túi giữ nhiệt lăn qua lăn lại ở vị trí đau.
  • Dùng muối hạt rang trên chảo nóng, sau đó cho vào khăn sạch chườm lên vị trí đau. Thực hiện đến khi nguội thì cho muối vào chảo rang lại chườm đến khi cơn đau thuyên giảm.

Uống mật ong

Mật ong có vị ngọt, tính ấm và các chất chống viêm rất tốt cho người bị đau bao tử
Mật ong có vị ngọt, tính ấm và các chất chống viêm rất tốt cho người bị đau bao tử

Trong mật ong chứa nhiều vitamin, các chất chống viêm, có tác dụng kháng khuẩn ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi dạ dày bị viêm, loét mức độ nhẹ bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm uống mỗi ngày.

  • Lấy 2 thìa mật ong pha cùng với 250ml nước ấm.
  • Uống mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, kiên trì trong 1 tháng bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt.

Cách chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian có chi phí rất rẻ, dược liệu dễ tìm trong đời sống hằng ngày. Không những vậy bài thuốc rất an toàn, lành tính, không nhờn thuốc hay để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên người bệnh không phải vì thế mà đánh giá cao phương pháp điều trị. Những bài thuốc này có tác dụng rất chậm, tốn thời gian, chỉ có thể giảm đau tức thì chứ không khỏi dứt điểm. Đặc biệt nếu điều trị sai hướng thì người bệnh sẽ tốn thời gian và công thức mà không đạt hiệu quả.

Những cách phòng bệnh đau dạ dày tái phát

Bên cạnh những thông tin về các cấp độ đau dạ dày mà người bệnh cần nắm rõ thì mỗi chúng ta hãy chủ động nắm cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cũng như đề phòng nguy cơ tái phát bệnh đau dạ dày:

  • Thực phẩm dùng hàng ngày cần đảm bảo vệ sinh và an toàn, tránh dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa các chất hay chất kích thích.
  • Không nên ăn quá no để tránh đầy bụng , khó chịu và ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Thực hiện nhai kỹ, ăn từ từ để điều hòa hoạt động dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng để giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
  • Tránh căng thẳng, cần giữ tinh thần một cách thoải mái, vui vẻ.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin về các cấp độ đau dạ dày và các giải pháp khắc phục hiệu quả. Mỗi người hãy tập thói quen ăn uống, làm việc và luyện tập điều độ để đảm sức khỏe toàn diện cho bản thân. Đừng vì chủ quan mà để căn bệnh đau dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

XEM NGAY

vtv2-so-can-binh-vi-tan
Bài thuốc này đã được VTV2 kiểm chứng thông tin về chất lượng, hiệu quả. Đã có hơn 75.000 người tin dùng và khỏi bệnh dạ dày chỉ sau liệu trình từ 1 - 3 tháng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *