Gạo lứt được nhiều người biết tới là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên với công dụng chữa đau dạ dày bằng gạo lứt không phải ai cũng biết. Vậy cách chữa dạ dày bằng gạo lứt như thế nào? Hiệu quả ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
5 cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả
Cùng tham khảo 5 cách chữa bệnh đau dạ dày không dùng thuốc từ gạo lứt cực đơn giản mà hiệu quả dưới đây bạn nhé:
1. Chữa đau dạ dày tại nhà bằng gạo lứt và lá ổi
Lá ổi cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày. Sự kết hợp giữa gạo lứt và lá ổi sẽ mang lại hiệu quả điều trị đau dạ dày gấp đôi. Bài thuốc này rất đơn giản bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Chuẩn bị: 30g lá ổi non. Một nắm gạo lứt.
Các bước thực hiện:
- Lá ổi mang đi rửa sạch để ráo nước. Sau đó thái nhỏ.
- Cho một nắm gạo lứt đã chuẩn bị và lá ổi đã thái vào chảo sao vàng. Lưu ý, để lửa nhỏ sao tới khi gạo chuyển sang màu vàng thì được.
- Sau khi gạo lứt có màu vàng đổ thêm 500ml nước sạch. Đun nước sôi rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ phần bã. Phần nước cốt thu được bạn sẽ chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Uống hỗn hợp nước này trước bữa ăn 30 phút.
2. Nấu cháo gạo lứt ăn để chữa đau dạ dày
Nấu cháo gạo lứt là một cách chữa đau dạ dày tiếp theo mà chúng tôi muốn bật mí. Đây là món ăn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Các bước thực hiện khá đơn giản, không cầu kỳ và tốn nhiều thời gian.
Chuẩn bị: 5 quả táo khô, 1 củ khoai lang (có thể thay thế khoai lang bằng khoai môn hay khoai mỡ đều được), 100g gạo lứt.
Các bước thực hiện:
- Gạo lứt vo sạch. Lưu ý khi vo gạo bạn tránh chà xát mạnh để bảo vệ lớp vỏ cám ở bên ngoài. Cho lượng nước vừa đủ để nấu gạo thành cháo.
- Với khoai bạn mang đi rửa và làm sạch. Gọt bỏ phần lớp vỏ bên ngoài. Sau đó cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.
- Táo tàu mang đi rửa sạch và để ráo nước.
- Khi cháo chín bạn cho khoai đã cắt sẵn và táo tàu vào nấu cùng. Nấu trong thời gian từ 15 tới 20 phút thì thêm chút đường vừa miệng ăn. Đun tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
Để đạt được hiệu quả cao bạn nên ăn món ăn này hàng ngày. Việc ăn đều đặn và liên tục sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị đau bao tử và các triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt hơn.
3. Uống trà gạo lứt giúp giảm cơn đau bao tử nhanh chóng
Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt bằng cách nào hiệu quả? Bạn có thể tham khảo món trà gạo lứt quen thuộc có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà còn giúp làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt trà gạo lứt rất dễ thực hiện, mùi hương dễ chịu và cực kỳ dễ uống.
Chuẩn bị: Gạo lứt 1 nắm nhỏ vừa tay. Lưu ý cần chọn gạo lứt mẩy và chắc hạt.
Các bước thực hiện:
- Lấy gạo lứt đã chuẩn bị mang đi rang với lửa nhỏ. Bạn cần đảo đều tay cho tới khi hạt gạo chuyển sang màu vàng ngà và có mùi thơm thì được.
- Gạo sau khi rang mang vào ủ trong một chiếc khăn sạch trong 30 phút. Sau đó mang đi bảo quản và dùng dần.
- Mỗi lần lấy một lượng nhỏ mang ra để hãm thành trà và bạn đã có trà gạo lứt thơm ngon thưởng thức mỗi ngày.
4. Chữa đau dạ dày bằng món sữa gạo lứt thơm ngon
Từ gạo lứt bạn có thể chế biến thành sữa gạo lứt thơm ngon để trị các cơn đau bao tử, đau dạ dày buồn nôn. Với cách chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo lứt này được đánh giá đơn giản dễ thực hiện. Đặc biệt loại đồ uống này ngoài có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày còn cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, hương vị thơm ngon dễ uống và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe.
Chuẩn bị: 100g gạo lứt.
Các bước thực hiện:
- Cho 100g gạo lứt đã chuẩn bị sẵn cho lên chảo rang với lửa nhỏ. Khi gạo chuyển sang có mùi thơm và màu chuyển sang màu vàng thì được.
- Thêm nước vào gạo nấu với lửa nhỏ cho tới khi gạo nở ra thêm chút đường phèn.
- Chuẩn bị một chiếc nồi sôi khác sau đó vớt gạo sang nấu cho tới khi nhừ hẳn. Lọc bỏ phần bã và thêm 360ml sữa tươi đun sôi lên là được.
5. Chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo lứt theo phương pháp thực dưỡng
Chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau dạ dày. Vì vậy chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo lứt áp dụng theo phương pháp thực dưỡng được đánh giá là khoa học, hiệu quả và phù hợp với người bệnh.
Theo như chỉ dẫn của các chuyên gia, bạn sẽ thay thế gạo thông thường bằng gạo lứt trong vòng một tháng. Sau đó sẽ nớt rộng cách ăn của người bệnh theo hướng thực dưỡng. Cụ thể, thực dưỡng sẽ chia nguồn thực phẩm người bệnh dạ dày theo hai loại:
- Thực phẩm mang tính âm gồm có: Thuốc lá, bia, rượu, các loại dược phẩm, cà phê, nước ngọt, bánh kẹo, hóa chất.
- Thực phẩm mang tính dương gồm có: Thịt, cá, trứng, sữa, thực phẩm chiên xào dầu mỡ.
Với mỗi loại bệnh đau dạ dày sẽ có một chế độ dinh dưỡng tương ứng. Theo đó chế độ thực dưỡng đối với người bệnh đau dạ dày thực hiện như sau:
- Với bệnh dạ dày loại dương: Gồm thức ăn chính sẽ là cơm gạo lứt nhão và kèm theo một chút muối vừng và đỗ đỏ. Trong trường hợp nếu chán cơm gạo lứt có thể dùng kèm với gạo lứt rang. Bữa ăn có thể kết hợp cùng với thức ăn phụ như: Củ cải trắng, món Nitsuke ngưu bàng, tekka miso, cải dầm cám.
- Bệnh dạ dày loại âm: Thức ăn chính sẽ là cơm gạo lứt nắm cùng với muối vừng và đỗ đỏ. Ăn kết hợp cùng với thức ăn phụ: Miso dầu mè, rong phổ tai và tương, tekka và miso, món nitsuke ngưu bàng cùng với cà rốt, cải dầm miso.
Lưu ý: Với hai chế độ ăn cho hai tình trạng dạ dày vừa kể trên để đạt hiệu quả cần kết hợp với việc nhai theo quy tắc để có thể nghiền nát gạo lứt. Từ đó sẽ hạn chế được tối đa hoạt động của dạ dày trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Với chế độ ăn thực dưỡng theo cách chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo lứt này còn kết hợp với các phương pháp phụ trợ dành cho đối tượng đau dạ dày cấp tính. Tùy thuộc vào tình trạng cấp tính của người bệnh mà sẽ có chế độ ăn riêng.
Một số lưu ý về chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm tốt cho sức khỏe và hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên với cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt cần được thực hiện đúng cách nếu không sẽ mang tới tác dụng ngược gây hại cho cơ thể. Vì thế khi áp dụng các phương pháp chữa đau dạ dày với gạo lứt mọi người cần chú ý:
- Với người mới ốm dậy, sức đề kháng còn yếu hoặc với những người bị bệnh huyết áp thấp hệ tiêu hóa hoạt động kém thì không nên sử dụng gạo lứt hằng ngày.
- Thực tế gạo lứt so với gạo thông thường mất nhiều thời gian chế biến hơn và lượng nước để làm chín gạo cũng cần nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên ngâm gạo lứt trước khi chế biến. Điều này sẽ giúp gạo nhanh chín hơn.
- Với thời gian đầu ăn gạo lứt bạn nên uống ít nước và hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm mặn.
Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt được đánh giá hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng. Ngoài áp dụng các công thức chữa đau dạ dày với gạo lứt người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống khoa học. Trong trường hợp nếu áp dụng một thời gian không thấy hiệu quả cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời.
Xem thêm:
XEM NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!