Các loại thực phẩm được bổ sung hằng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe dạ dày. Điều này càng quan trọng hơn với những người bị đau bao tử, nó quyết định dạ dày của họ sẽ khỏe lên hay yếu đi. Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì? Hãy cùng xây dựng một thực đơn khoa học qua bài viết dưới đây.
Đau dạ dày nên ăn gì mau khỏi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị đau dạ dày nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm, không làm gia tăng các triệu chứng đau bao tử. Nếu chưa biết ăn gì khi đau dạ dày, hãy điểm qua danh sách những thực phẩm dưới đây:
1. Trái táo, hành tây và cần tây
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm giàu flavonoid có tác dụng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn HP. Đây là hợp chất giúp chống lại quá trình oxy hóa, kiểm soát hiệu quả hoạt động của các phân tử hóa học phản ứng. Từ đó ngăn chặn phản ứng viêm – điều mà bất cứ bệnh nhân bị đau dạ dày nào cũng cần.
Theo đó, các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn flavonoid bao gồm: Hành tây, táo, quả việt quất, cần tây,… Bên cạnh đó, cũng cần chú ý một số loại quả tuy giàu chất oxy hóa nhưng lại không tốt cho bệnh nhân dạ dày, điển hình là cà chua bởi chúng có chứa acid, có thể khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
2. Đau dạ dày nên ăn gì? – Rau cải xanh
Cải xanh là loại rau giàu chất xơ, đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Đây đồng thời cũng là đáp án cho câu hỏi: “Bị đau dạ dày nên ăn gì” của nhiều bệnh nhân. Sở dĩ, cải xanh được liệt vào danh sách thực phẩm tốt cho người đau dạ dày là vì chúng chứa hàm lượng lớn isothiocyanate sulforaphane – hợp chất được coi là “khắc tinh” của vi khuẩn HP trong dạ dày.
Thậm chí, một số nghiên cứu trên chuột và động vật bị đau dạ dày, tình trạng bệnh của chúng được cải thiện rất rõ rệt sau một thời gian sử dụng cải xanh. Đặc biệt, những ổ viêm và sự phát triển của vi khuẩn được loại bỏ tích cực.
3. Các loại thực phẩm thô
Các thực phẩm thô bao gồm: Ngô, gạo lứt, các loại đậu… Nhiều chuyên gia về tiêu hóa đã chỉ ra rằng, những thực phẩm này rất tốt cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiêu hóa, điển hình là đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Bởi lẽ, trong các thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn chất xơ, sinh tố cùng khoáng chất,… chúng tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyển hóa các chất, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Hơn thế, các loại hạt thô còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào ở niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu đang thắc mắc: “Đau bao tử nên ăn gì” người bệnh không thể bỏ qua nhóm thực phẩm này.
Xem thêm: Chuyên gia gợi ý cách chọn lựa thực đơn cho người đau dạ dày
4. Tỏi và thực phẩm, món ăn từ tỏi
Trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi: “Đau dạ dày ăn gì tốt”, nếu thiếu tỏi thì quả là một thiếu sót lớn. Tương tự như bông cải xanh, loại củ gia vị này có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP. Một số nghiên cứu trên động vật còn chỉ ra rằng, chiết xuất có trong tỏi còn giúp ngăn chặn bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP.
Bên cạnh chức năng trên, tỏi cũng đóng vai trò thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giảm bớt các gánh nặng cho dạ dày. Tùy theo sở thích, bệnh nhân có thể thêm tỏi vào các món ăn hằng ngày hoặc sử dụng mỗi ngày 1-2 tép tỏi sống.
5. Khi bị đau dạ dày nên ăn gì? – Sữa chua
Các thực phẩm lên men trong đó có sữa chua chứa một lượng lớn lợi khuẩn, rất tốt cho tiêu hóa và dạ dày. Nhờ những vi sinh vật sống này mà đường ruột của bệnh nhân thêm khỏe mạnh, cải thiện đáng kể chức năng miễn dịch.
Để chống viêm loét dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa, mỗi ngày người bệnh có thể sử dụng một cốc sữa chua. Để gia tăng hương vị và thêm bắt mắt, bệnh nhân có thể cho thêm trái cây xắt nhỏ vào ăn cùng. Nếu đang băn khoăn chưa biết đau bao tử nên ăn gì, người bệnh nhất định không thể bỏ qua thực phẩm này.
6. Uống nước trà xanh
Trong một số cuộc nghiên cứu, hoạt chất catechin có trong trà xanh giúp chống lại quá trình oxy hóa, từ đó ngăn chặn tình trạng viêm dạ dày. Hơn thế, catechin còn hoạt động mạnh mẽ hơn khi tỷ lệ các chủng vi khuẩn có sự gia tăng, gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Mặt khác, trà xanh cũng đem lại hiệu quả trong làm dịu cơn đau của bệnh đau dạ dày. Đây chắc chắn là đáp án phù hợp cho câu hỏi: “Người bị đau dạ dày nên ăn gì”, ai cũng nên lưu tâm.
7. Nhóm rau lá xanh đậm và rong biển
Rong biển, các loại rau có màu xanh đậm luôn chứa lượng lớn canxi và các vitamin nhóm B. Chúng luôn được khuyến khích cho những bệnh nhân đau dạ dày buồn nôn, nhất là người không bị dị ứng thì càng nên tăng cường sử dụng.
Nguyên nhân là vì bệnh viêm dạ dày mãn tính có mối liên hệ với tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Nên khi bổ sung các vitamin nhóm B trong thực phẩm là điều mọi bệnh nhân nên làm.
8. Thực phẩm chứa chất béo, protein lành mạnh
Những loại protein lành mạnh có trong các thực phẩm đóng vai trò hàn gắn thành ruột, giúp cải thiện hiệu quả hội chứng rò rỉ ruột dẫn đến viêm loét. Nguồn protein sạch chủ yếu có trong thịt động vật ăn cỏ, cá tự nhiên, gia cầm chăn nuôi…
Ngoài ra, chất béo có trong cá hồi cá mòi cũng được đánh giá cao. Chúng giúp chống viêm hiệu quả, làm thuyên giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày. Do vậy, đây chính là một trong những gợi ý hữu ích cho bệnh nhân khi chưa biết đau dạ dày nên ăn gì.
Đau bao tử kiêng ăn gì?
Bên cạnh tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: “Đau dạ dày nên ăn gì”, bệnh nhân cũng cần quan tâm tới nhóm các thực phẩm nên kiêng. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả, ngăn chặn viêm loét tái phát.
Vậy người đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đau dạ dày nên nói KHÔNG hoặc hạn chế tối đa sử dụng những thực phẩm, đồ uống dưới đây:
- Thực phẩm có tính acid
Gồm những loại trái cây chua, cà muối, mẻ, giấm,… Chúng là những thực phẩm dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là những loại trái cây vừa có tính acid, vừa cứng như cóc, ổi, xoài… chúng cần rất nhiều thời gian mới đến được dạ dày, trong quá trình đó acid dịch vị tiết ra nhiều nhưng không có gì để co bóp.
Điều này vô tình khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh.
- Sản phẩm từ sữa
Tuy cung cấp dưỡng chất cho cơ thể nhưng sữa lại không tốt cho người bị đau dạ dày. Thực phẩm này có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, đau bụng. Do vậy, bệnh nhân cần hạn chế dùng sữa, nhất là khi đang đói vì nó sẽ khiến dạ dày phải hoạt động “vất vả” hơn.
- Thịt đỏ
Thịt đỏ có thể gây nhiều khó khăn cho quá trình tiêu hóa do hàm lượng protein có trong thực phẩm này chứa lượng acid cao. Khi dung nạp vào cơ thể, nguồn thực phẩm này buộc dạ dày phải tăng sản xuất các loại acid. Dĩ nhiên, sự gia tăng acid trong dạ dày luôn là điều không tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày.
- Thực phẩm cay
Nếu còn thắc mắc: “Đau bao tử kiêng ăn gì”, bệnh nhân nhất định phải loại bỏ đồ ăn cay ra khỏi thực đơn. Bởi những món ăn này có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày, từ đó khiến các phản ứng viêm thêm trầm trọng hơn, hình thành các vết loét.
- Hạn chế đồ ăn chiên
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở nên khó khăn, khó tiêu và đầy bụng. Bởi vì các cơn đau dạ dày vốn đã khó chịu sẽ càng trở nên tồi tệ, co bóp đồ ăn nhiều hơn. Ngoài ra, bạn sẽ gặp thêm nhiều triệu chứng như đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy… Đặc biệt, ăn quá nhiều đồ chiên xào sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tim.
- Nói không với bia rượu
Uống bia rượu và đồ uống có cồn không chỉ gây đau dạ dày mà nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày. Lạm dụng chúng quá mức sẽ khiến cơ thể bị mất nước, táo báo nặng nề, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề.
Lưu ý trong ăn uống, chế biến thực phẩm cho người đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là điều vô cùng quan trọng, mọi bệnh nhân cần nắm rõ. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng và chế biến các thực phẩm cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Trong chế độ ăn uống và chế biến các món ăn, bệnh nhân cũng như người chăm sóc cần chú ý:
- Luôn thái nhỏ đồ ăn và nấu chín kỹ nhằm giảm áp lực cho hoạt động co bóp của dạ dày.
- Chú ý ăn chậm nhai kỹ để tuyến nước bọt tăng cường bài tiết, điều này giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày.
- Không ăn thức ăn quá khô nhưng cũng không nên chan canh. Vì việc chan nước canh có thể dẫn đến nhai không kỹ, tăng thêm áp lực cho dạ dày.
- Luôn ăn thức ăn khi còn ấm, khoảng 40-50 độ là hợp lý.
- Sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi cho xuôi thức ăn, không nên vận động ngay.
Như vậy bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc: “Đau dạ dày nên ăn gì” của đông đảo bệnh nhân. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Do vậy, đừng quên tham khảo và áp dụng hằng ngày để có được sức khỏe tốt nhất.
Click đọc ngay:
XEM NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!